Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Hội chứng mệt mỏi kinh niên

1. Thời gian xuất hiện chung met moi kinh nien
Hội chung met moi kinh niên (Chronic Fatigue Syndrome) thật ra đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ thế kỷ 19, các chuyên gia sức khỏe đã từng mô tả bệnh. Sang đến thế kỷ 20, trong khoảng thời gian từ thập niên 30 đến thập niên 50, bệnh được ghi nhận là xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Từ những năm 90 của thế kỷ trước cho đến nay, thì tình hình trở nên đáng báo động hơn khi hội chứng này tăng lên với hàng triệu lượt người đi khám bác sĩ với triệu chứng mệt mỏi, mất sinh lực, khiến giới y học phải đặc biệt lưu tâm.

Khi tình trạng mệt mỏi thường xuyên ở một người kéo dài quá 6 tháng, đưa đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, lao động và các sinh hoạt hằng ngày, mà không do một bệnh nào về thể xác gây ra thì phải nghĩ đến hội chứng mệt mỏi kinh niên. Đặc điểm của tình trạng mệt mỏi này là, thứ nhất: không phải do tập luyện hay làm một công việc gì nặng nhọc gây ra, và thứ hai: khi đã đến mức trầm trọng thì cho dù nghỉ ngơi hay ngủ cũng không giúp thuyên giảm.
Một điều cần đặc biệt lưu ý là hội chứng mệt mỏi kéo dài có nhiều triệu chứng tương tự một số bệnh khác như bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, chứng mất ngủ, bệnh do giảm hoạt động của tuyến giáp và nhiều bệnh khác.
2. Nguyên nhân gây hội chung met moi kinh niên
Các chuyên gia sức khỏe đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi ở chúng ta. Một nguyên nhân đó là do thiếu ngủ, vì bệnh mất ngủ hay ngủ ít. Theo viện nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ, có đến 70 triệu người Mỹ có thể thường xuyên bị thiếu ngủ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu ngủ phần lớn là do sức ép của công việc trong thời hiện đại khiến chúng ta còn rất ít thời gian để ngủ. Trong khi trung bình mỗi người cần ngủ ít nhất 7 tiếng đồng hồ mỗi tối.
Ăn không đúng dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi, việc ăn quá chất và ăn không đủ chất dinh dưỡng đều có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Nếu bạn ăn sáng bằng những thực phẩm không đủ chất, bạn sẽ thấy chạm chạp và mệt mỏi trong khi làm việc do lượng đường máu bị hạ thấp. Nên thường xuyên bổ sung dinh dưỡng đủ vào các bữa ăn sáng bằng những thực phẩm giàu protein và calo như trứng, sữa, bánh mì. Việc này giúp cơ thể luôn có đủ năng lượng.
Thiếu máu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mệt mỏi ở phụ nữ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu để đưa oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên bệnh thiếu máu có thể dễ dàng được phát hiện bằng phương pháp thử máu. Thiếu máu thường gây ra bởi thiếu vi lượng sắt trong máu. Điều trị bệnh thiếu máu có thể dùng các thực phẩm giàu yếu tố vi lượng sắt như thịt nạc, gan, đậu nành, cá hoặc uống bổ sung thuốc vi lượng sắt.
Trạng thái tâm lý trầm cảm cũng gây mệt mỏi, đau đầu và ăn không ngon miệng. Bệnh trầm cảm cần được điều trị bằng các biện pháp tâm lý kết hợp với việc sử dụng thuốc. Đồng thời để tránh trầm cảm, nên có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Theo một nghiên cứu mới đây, việc nạp vào cơ thể một lượng lớn caffein cũng có thể khiến một số người cảm thấy mệt mỏi. Mặc dù nhiều người cứ nghỉ rằng dùng cà phê sẽ giúp tỉnh táo.
Hội chứng này thường thấy phổ biến ở các quốc gia kỹ nghệ cao, nhất là tại những đô thị lớn, tập trung đông đúc dân cư, với nhịp sống khá nhanh. Tại Hoa Kỳ, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) cho biết cứ 100.000 người thì có 3 người mắc hội chứng này. Bệnh này xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới và thường thấy ở những phụ nữ trong độ tuổi khoảng từ 20 đến 50.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho hội chứng mệt mỏi kinh niên. Tựu trung các nhà nghiên cứu đều cho rằng nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau: có thể do sự thay đổi trong hệ thần kinh trung ương, hay hệ thống miễn nhiễm bị suy yếu, hoặc có khi do một số dược phẩm gây ra như các loại thuốc chữa bệnh cao huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc chống dị ứng,…
3. Cách chữa trị chung met moi kinh niên
Tìm ra được bệnh đã là một cái khó, sau đó việc chữa trị cũng không phải là đơn giản. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị trong một thời gian ngắn cho hội chứng mệt mỏi. Đối với những người mắc phải hội chứng này, cách tốt nhất là nên thay đổi cuộc sống hằng ngày cho hợp lý hơn, đồng thời tạo ra thói quen ăn ngủ điều độ và thường xuyên luyện tập thể dục, sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Chứng rối loạn lo âu ở trẻ em

1. Chung roi loan lo au ở trẻ thường xuất hiện khi nào?

Chung roi loan lo au ở trẻ thường xuất hiện khi trẻ bị tách ra khỏi vòng tay ba mẹ hoặc môi trường gia đình tạm thời để đi học, đến với một môi trường mới. Đặc biệt là giai đoạn bé sắp vào lớp 1, giai đoạn mới của bé sắp bắt đầu.


2. Lý do chung roi loan lo au xuất hiện cả ở trẻ em?

Chính vì do trẻ còn nhỏ, lệ thuộc vào cha mẹ, nên có những lo âu cao độ và kéo dài do xa cách cha mẹ, gia đình, môi trường thân thuộc. Những em hay lo lắng quá mức, không tập trung chú ý, sợ hãi.

3. Biểu hiện và cách điều trị chung roi loan lo au ở trẻ

Trẻ sẽ biểu hiện bằng những trạng thái rất tiêu cực. Trẻ lo lắng quá mức, không tập trung chú ý, sợ hãi. Bị rối loạn giấc ngủ, đòi mẹ nằm bên cạnh cho đến khi đã ngủ, sợ bóng tối, khó ngủ, ác mộng.

Trẻ khóc bám vào cha mẹ, nổi cơn giận dữ, có biểu hiện ức chế đến mức câm nín. Tránh né các tình huống xã hội, xuất hiện dưới dạng e thẹn quá mức. Trẻ không chịu đi học kéo dài, chỉ muốn ở nhà với người thân, níu bám cha mẹ.

Đây là  hậu quả là trẻ thiếu các kỹ năng thực hành xã hội, thiếu tự tin, nhút nhát, né tránh các hoạt động xã hội, điều đó sẽ làm bạn bè tẩy chay, từ chối chơi chung.

Cho nên, phụ huynh cần đưa con đến điều trị sớm tại bác sĩ chuyên khoa tâm thần, chuyên viên tâm lý và có cả bố mẹ cùng phối hợp. Trẻ sẽ được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, thậm chí kết hợp thuốc khi có biểu hiện hoảng sợ, ám ảnh và lo âu chia ly.

4. Cách phòng chung roi loan lo au ở trẻ

Phụ huynh cần tổ chức nhiều trò chơi rồi quan sát trẻ. Nếu trẻ cáu gắt thì cần hướng dẫn trẻ cách sử lý từng trường hợp cụ thể, tập thay thế dần hành vi nhiều lần. Cũng nên xây dựng thói quen cho trẻ tự thực hiện 1 số công việc trong nhà phù hợp với trẻ.

Cha mẹ cần hiểu trẻ, khuyến khích động viên trẻ tham gia các hoạt động xã hội, gia tăng hành vi quyết đoán, khen ngợi những điểm tích cực ở trẻ.

Ngay cả khi trẻ bị điểm kém, hay có sai sót gì ở trường thì cũng nên tôn trọng, yêu thương trẻ, không nên quát tháo, so bì, hay dọa nạt trẻ.

Điều cần thiết là phụ huynh phải kiên trì, làm đi làm lại nhiều lần những việc trên thì mới có hiệu quả.

Lúc có biểu hiện rối loạn lo âu nên đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa tâm thần ớ các bệnh viện nhi, chuyên viên tâm lý để được xử trí kịp thời và đưa ra những lời khuyên bổ ích

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Các biểu hiện của benh tram cam  là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai. 

Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm kí bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực.
Nguyên nhân gây benh tram cam:
+ Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân) : Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.
+ Trầm cảm do stress : Chẳng hạn như khi mất việc làm, những mâu thuẫn trong cơ quan hoặc gia đình, con cái hư hỏng, thất bại trong hôn nhân, thất bại trong công việc, bị sụp đổ lòng tin hoặc có người thân chết đột ngột...
+ Trầm cảm do các bệnh thực tổn : sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong...
Dấu hiệu của benh tram cam:
1 - Mất ngủ : khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức).
2 - Chán ăn : ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), không ăn, sút cân.
3 - Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.
4 - Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.
5 - Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.
6 - Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình.
7 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.
8 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.
9 - Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe... hay đã có lần tự sát.
10 - Giảm khả năng tập trung, do dự và giảm hay rất thèm muốn quan hệ tình dục.
Để trị được benh tram cam, bạn cần thực hiện những việc sau :
- Bạn tránh cảm giác chán đời, bạn nên cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi; nên tạo cơ hội cho mình bận rộn bằng việc gia chánh, thêm việc ở cơ quan hoặc học thêm… Cũng rất nên đi chơi, giải trí với loại hình nghề thuật mà mình không chán. Đừng bỏ qua cơ hội, và hơn hết là nên cố gắng thu xếp tham gia những hoạt động tập thể ở cơ quan để tiếp xúc với đồng nghiệp, tạo niềm vui mới… Trong sinh hoạt cộng đồng, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được người khác quý mến.
1, Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Bên trái hãy viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Chẳng hạn ngủ trằn trọc. Nguyên nhân: Tôi vẫn nghĩ đến việc...Hãy nêu luận điểm chứng cớ cho thấy tại sao như vậy là không đúng và hãy viết chúng ra.
2, Để thay đổi những việc ưu tiên làm, hãy nghĩ ra mục tiêu mới, lý thú, nhưng có thể thực hiện được. Chẳng hạn ngày nghỉ đi thăm bạn gái ở thành phố khác hay mua một bộ quần áo thể thao. Hãy mô tả cụ thể từng bước thực hiện một.
3, Trầm cảm lúc đổi mùa, chính là thời điểm bạn cần bắt đầu mọi việc từ đầu. Hãy thay đổi trình tự công việc : bắt đầu đến bể bơi, bổ sung thêm khoản đi bộ vào buổi tối bất chấp mưa hay nắng...
4, Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới...
5, Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu...
6, Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ : kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh...
7, Từ tối hôm trước hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng để có những khoảng thời gian rỗi.
8, Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.
9, Hãy nhớ rằng có khi bạn uống một số loại thuốc cũng gây ra tâm trạng vui buồn thất thường, ví dụ như thuốc ngừa thai. Có thể nên thay thế bằng loại thuốc khác. Nếu những biện pháp đó không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sỹ liệu pháp tâm lý.
10, Về dinh dưỡng vào lúc giao mùa, hãy bổ sung vitamin tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt, không uống chè và cà phê đặc...

Trị bệnh mất ngủ với các phương thuốc từ thiên nhiên

Benh mat ngu được định nghĩa là khó đi vào hay duy trì giấc ngủ, giấc ngủ không hoàn toàn hoặc chất lượng kém. Đây là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Những nguyên nhân thường gặp nhất gây benh mat ngu là thuốc,
Các tình trạng tâm lý (ví dụ như trầm cảm, lo âu), thay đổi môi trường(như là đi du lịch, đi máy bay hay thay đổi độ cao),và stress. Mất ngủ cũng có thể gặp do những thói quen ngủ sai như hay ngủ ngày hoặc dùng caffeine quá nhiều trong ngày.
Benh mat ngu có thể phân loại theo thời gian kéo dài. Mất ngủ thoáng qua thường là do thay đổi hoàn cảnh như khi đi du lịch hay gặp stress. Nó kéo dài ít hơn một tuần hay cho đến khi giải quyết xong vấn đề stress. Mất ngủ ngắn hạn kéo dài từ 1-3 tuần, và mất ngủ dài hạn(mất ngủ mạn tính) kéo dài hơn 3 tuần. Mất ngủ mạn tính thường là do trầm cảm hay nghiện thuốc. Mất ngủ thoáng qua có thể tiến triển thành mất ngủ ngắn hạn, và nếu không điều trị đúng thì mất ngủ ngắn hạn sẽ trở thành mất ngủ mạn tính.
- Nếu mất ngủ do uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc… thì hãy tự điều chỉnh, không cần dùng thuốc.
- Nếu không tự điều chỉnh được thì dùng một số bài thuốc sau:
+ Lá vông nấu canh, tâm sen 8g. Cách dùng: đun uống
Bài thuốc trị mất ngủ từ thiên nhiên
Tâm sen
+Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.
Bài thuốc trị mất ngủ từ thiên nhiên
Hạt táo chua
+Liên tâm 8g, sinh thảo quyết minh 20g. hoè hoa 12g. Cách dùng: sắc uống.
+Phục thần 8g. táo nhân xao 12g, đan sâm 12g. đương qui 12g. Cách dùng: sắc uống.
+Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.
+Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút. Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.
Bài thuốc trị mất ngủ từ thiên nhiên
Long nhãn
+Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.
+Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.
+Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.
+Mắc cỡ (trinh nữ), tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ, chữa benh mat ngu rất tốt
Bài thuốc trị mất ngủ từ thiên nhiên
Cây trinh nữ
+ Lạc tiên, còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị benh mat ngu rất hiệu quả. Trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin, passiflorin. Nhiều nước châu Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.
Bài thuốc trị mất ngủ từ thiên nhiên
Cây lạc tiên
+  Nếu bạn bị benh mat ngu kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà. Hoặc, hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.
+Bị benh mat ngudo làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh giấc. Lấy củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20 g; lá dâu, long nhãn, áo nhân (sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10 g; sắc uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị mất ngủ từ thiên nhiên
Củ mài
Benh mat ngu kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm…Dùng bài thuốc: Đậu đen, hạt sen để cả tim (sao), lá vông, lá dâu tằm mỗi thứ 20 g; lạc tiên, thảo quyết minh, mè đen mỗi thứ 10 g; vỏ núc nác 6 g; sắc uống.
Bài thuốc trị mất ngủ từ thiên nhiên
Đậu đen
Benh mat ngu khiến cho người ngủ không yên, nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao vớ vẩn: Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40 g, sắc uống.
Benh mat ngu kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn: Trần bì, la bạc tử, chỉ thực mỗi thứ 10 g; hương phụ 12 g, mộc hương 15 g, sắc uống.

Tác dụng của đậu đỏ với chứng suy nhược cơ thể

Đậu đỏ là một trong những thực phẩm thuộc họ đậu có tác dụng tăng lực và chống chung suy nhuoc co the rất tốt.
Từ đậu đỏ có thể chế ra nhiều món khác nhau tùy theo khẩu vị như hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn thay được cơm hoặc trái đậu non luộc ăn.
Thời cổ đại,phụ nữ  trước khi sinh nở thường ăn canh đậu xanh hoặc bánh đậu xanh để làm sạch máu. Sau khi đẻ nhất định phải ăn đậu đỏ để tăng cường máu. Đối với sự điều tiết của cơ thể thì đậu xanh và đậu đỏ đều là thức ăn có tác dụng như nhau. Nhưng đối với phụ nữ, cần hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại đậu này để có cách sử dụng hiệu quả. Dùng đậu đỏ trong thời kì sinh con có tác dụng rất tốt. Cơ thể người mẹ khi mang thai đảm bảo được lượng máu đầy đủ thì con cái mới khỏe mạnh.
đậu đỏ với chung suy nhuoc co the
Đậu đỏ có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: internet
Dưới đây là một vài công dụng của đậu đỏ:
- Trị chứng viêm lưỡi: Khi nhiệt độ trong người tăng lên, lưỡi dễ bị viêm nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra máu nhìn như sợi chỉ đỏ.
Dùng 1 bát đậu đỏ, giã nát, hòa vào trong 3 lít nước, sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia làm nhiều lần để uống sẽ mau lành bệnh.
- Chữa bệnh quai bị: Quai bị là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam giới.
Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là khỏi.
- Trị chứng trĩ ra máu: Trĩ ra máu là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.
Dùng 3  bát đậu đỏ, 5 lít giấm. Đem đậu đỏ nấu chín, phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm... cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 12 gam uống với rượu, ngày uống 3 lần rất công hiệu.
chè đậu đỏ
Chè đậu đỏ rất ngon và bổ dưỡng. Ảnh: internet
- Giúp tăng lực: Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng cách đơn giản là kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.
Lấy một củ tỏi bóc vỏ, tác rời các nhanh, cho nước vào nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào rồi đun nhỏ lửa, đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối vào. Ăn đều đặn một ngày một lần sẽ khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu.
Mệt mỏi, mặt phù nề, đi tiểu không được, sau khi ăn món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
- Sáng mắt, bổ huyết: Lấy một bát rưỡi đậu đỏ  với bị đại hoàng và một bát rưỡi đậu đỏ sấy khô, trộn lại tán thành bột, mỗi lần uống một phần mười bát với nước, ngày uống ba lần. bài thuốc này còn có thể làm hết đói cả chục ngày mà không cần ăn cơm.
- Chữa chung suy nhuoc co the: Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng. 
Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đầu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.
- Tốt cho phụ nữ mang thai: Các bà mẹ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.