Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Giải quyết những quan niệm sai lầm về sức khỏe

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Đôi khi có những quan niệm sai lầm trong việc bảo vệ và chăm sóc cơ thể cũng khiến bạn gặp rắc rối, met moi. Dưới đây là một vài điều " gỡ rối" những quan niệm sai lầm về sức khỏe của bạn. Liệu việc bạn bổ sung thuốc bổ cho cơ thể, bớt giờ ngủ để đi tập thể thao, hay cực kỳ nghiêm ngặt trong việc giữ vệ sinh, cũng như quan niệm uống nước chỉ để giải khát… là đúng và tốt cho sức khỏe của bạn?


                                              Lạm dụng thuốc bổ, vitamin qua nhiều không tốt

 Hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ thực phẩm sẽ tốt hơn cho sức khỏe bạn

Vitamin và khoáng chất là những chất rất cần cho cơ thể, như vitamin A cần thiết cho sức khỏe thị giác, vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong việc giữ cân bằng canxi và sức khỏe của xương,… Nếu vì lý do nào đó bạn không có điều kiện hấp thụ được các chất cần thiết này trực tiếp từ thực phẩm thì có thể tìm uống các viên bổ sung vitamin.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bổ quá liều với suy nghĩ “không bổ ngang cũng bổ dọc” có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn: sử dụng vitamin A quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng viêm gan cấp, hay việc bổ sung vitamin D quá liều lượng cho phép có thể làm tăng canxi trong máu, gây mệt mỏi, chán ăn, tổn thương thận, tăng huyết áp,… Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc bổ.

Nước không chỉ để giải khát

Bạn nghĩ việc bổ sung nước cho cơ thể chỉ nhằm giải khát và bù lượng nước cơ thể mất đi mỗi ngày? Không chỉ có công dụng giải khát mà việc tiếp nước cho cơ thể còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như mang lại nguồn năng lượng dồi dào giúp bộ máy cực kỳ phức tạp là cơ thể chúng ta luôn vận hành tốt và làm mát cơ thể. Giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mệt mỏi, giảm mat ngu...Tuy nhiên, cần bổ sung đúng và đủ nước mới có thể mang lại những lợi ích trên một cách hiệu quả, bởi chất lỏng đang chảy ngay bên trong cơ thể chúng ta không chỉ bao gồm nước mà còn chứa các chất điện giải và ion thiết yếu như Na+, Cl-, K+, Mg2+,…


Uống nước rất tốt cho cơ thể

Chọn thức uống bổ sung ion để đảm bảo bù đắp đúng và đủ lượng nước, ion và chất điện giải cơ thể mất đi mỗi ngày

Dậy sớm chưa chắc tốt cho sức khỏe 


Giấc ngủ mang lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn bạn nghĩ

Bạn có thói quen thức khuya làm việc, lướt net và sáng hôm sau thức dậy thật sớm để chạy bộ vài vòng quanh khu nhà bạn ở trước khi chuẩn bị cho một ngày làm việc mới? Một số nghiên cứu cho thấy, việc ngủ đủ giấc mang lại nhiều lợi ích hơn thức dậy sớm 30 phút để tập luyện thể thao, hay nói cách khác, nếu bạn nhín ra một khoản thời gian của giấc ngủ để dậy sớm tập thể dục thì có nguy cơ bạn đang phá hủy các mô cơ hay đang làm suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời làm gia tăng hormone cortisol và ghrelin khiến bạn luôn muốn ăn đồ ngọt và nhiều chất béo - nguyên nhân chính gây tăng cân, béo phì. Vì vậy, đừng cố gắng thức khuya để giải quyết nốt công việc và dậy sớm để tranh thủ tập thể dục, hãy dành thời gian cho giấc ngủ - “liệu pháp” hữu hiệu giúp “sạc pin” cho cơ thể sau một ngày làm việc mệt nhọc, sua tan stress, tram cam và mang lại cho bạn một tinh thần tỉnh táo, tràn đầy năng lượng để khởi động ngày mới.


                                       Giấc ngủ mang lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn bạn nghĩ

Vệ sinh quá cũng không tốt

Ý thức giữ vệ sinh cho cơ thể là điều cần thiết tuy nhiên việc giữ vệ sinh quá kỹ không hẳn là tốt cho sức khỏe của bạn. Khoa học cho thấy vi khuẩn trên bề mặt da có tác dụng ngừa mẩn ngứa và giảm độ ẩm ướt của vết thương hở và thâm tím, theo đó, các tế bào trên cơ thể người được “cọ xát” với vi khuẩn sẽ ít bị viêm nhiễm hơn. Việc rửa tay thường xuyên, tắm nhiều, kì cọ quá kỹ có thể làm suy yếu chức năng da, rối loạn hệ miễn dịch dẫn đến các chứng dị ứng nặng. Vì vậy, cần tránh việc giữ vệ sinh quá nghiêm ngặt, hãy để hệ miễn dịch có đủ lượng bụi và vi khuẩn để “thực tập” vì một cơ thể khỏe mạnh toàn diện.

Các loại vitamin cần thiết cho phái yếu

Bổ sung vitamin cho cơ thể là điều bạn nên làm để duy trì sức khỏe tốt , giảm thiểu bệnh tật.  Tuy nhiên, việc hấp thụ vitamin thay đổi tùy theo giai đoạn trong cuộc đời; ví dụ, khi mang thai cần nhiều acid folic, trong thời kỳ mãn kinh cần nhiều vitamin D. Bởi vậy bạn cần biết khi nào cơ thể cần bổ sung vitamin nào?


                                                         Vitamin có nhiều trong trái cây

Vitamin B6. Vitamin B6 hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tạo điều kiện thuận lợi giúp não hoạt động tốt. Nếu cơ thể thiếu vitamin này rất dễ dẫn đến nguy cơ thiếu máu và thậm chí có thể mắc chứng trầm cảm, roi loan lo au. Chuối, ngũ cốc, bột yến mạch, bơ, đậu, thịt gia cầm, và các loại hạt rất giàu vitamin B6.

Vitamin A. Dưới hình thức retinol và carotenoid, ngoài việc giữ cho đôi mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng khi về già, vitamin A còn hoạt động như chất chống oxy hóa làm vô hiệu hóa các gốc tự do và giảm khả năng phá hoại của chúng, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ bệnh tật, met moi và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Vitamin A có thể tìm thấy trong trái cây và rau quả như: cà chua, ổi, cà rốt, bí ngô, mơ và tất cả các loại rau lá xanh.

Vitamin C. Còn được gọi là axit ascorbic, đóng vai trò như một chất chống oxy hóa và hỗ trợ đắc lực trong việc chữa lành các vết thương. Nó là một trong những vitamin quan trọng nhất đối với phụ nữ do khả năng chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Ngoài công dụng trên, Vitamin C còn giữ nhiệm vụ sản xuất tế bào hồng cầu mới, cung cấp oxy tới não, giảm tình trạng mat ngu và các tế bào khác của cơ thể. Vitamin C hiện diện trong trái cây họ cam quýt, bưởi, dâu tây, cà chua và bông cải xanh.

Vitamin B9. Vitamin B9 hoặc axit folic đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai. Nếu không dung nạp đủ lượng axit folic trong giai đoạn này, con của bạn có thể bị khuyết tật ống thần kinh hoặc cột sống. Vitamin B9 cũng giúp sản xuất các tế bào máu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Axit folic có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm, các loại đậu, ngũ cốc, trứng và gan.

Vitamin B12. Vitamin B12 còn được gọi là cyanocobalamin có tác dụng hữu ích trong việc hình thành các tế bào mới, sản xuất protein cũng như hỗ trợ tích cực cho quá trình trao đổi chất. Nguồn vitamin này bao gồm sữa, sữa chua, pho mát, trứng, thịt và cá. Những người ăn chay có nguy cơ thiếu hụt vitamin này.

Vitamin D. Vitamin D có chức năng như một nội tiết tố cùng với canxi duy trì sự chắc khỏe của xương. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến loãng xương. Ngoài ra, theo Fitday - trang web sức khỏe của Mỹ, đã có một số nghiên cứu cho thấy Vitamin D còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột kết và viêm khớp dạng thấp. Bạn có thể nhận được vitamin này bằng cách phơi nắng vào buổi sáng và ăn nhiều cá.

Vitamin E. Vitamin E rất cần thiết cho sức khỏe của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, điều mà bất cứ phụ nữ nào cũng ao ước. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin E còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, đục thủy tinh thể và thậm chí cả ung thư. Nguồn vitamin có trong các loại hạt và sản phẩm từ hạt, mầm lúa mì, dầu gan cá và bơ thực vật.

Thực phẩm đối phó trầm cảm

Cuộc sống với biết bao bộn bề, lo toan đôi khi bạn không nhận thấy cho đến khi những căng thẳng, stress, roi loan lo au ấy trở thành bệnh trầm cảm. Khi bạn có những dấu hiệu mệt mỏi, trầm cảm có thể sử dụng  một số loại rau quả để đối phó với tình trạng này.

Quả óc chó: Hẳn bạn đã nghe nói đến nhiều đặc tính tuyệt vời của quả óc chó. Ngoài những lợi ích cho sức khỏe, quả óc chó còn có tác dụng cải thiện tâm trạng và đảo ngược tình trạng lão hóa não.


                                                 Quả óc chó tốt cho người tram cam

Bơ: Chứa nhiều kali và ít natri, giúp ngăn ngừa huyết áp cao, đột quỵ, bệnh tim và trầm cảm. Bạn chỉ cần thêm bơ vào đĩa rau trộn, hay làm bánh sandwich với bơ.

Chuối: Loại quả này cung cấp một nguồn năng lượng tức thời và giúp cải thiện hệ thần kinh. Vì thế, bất cứ khi nào cảm thấy căng thẳng, met moi, bạn hãy ăn một quả chuối.

Măng tây: Là một nguồn a xít folic tốt, vốn đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và giúp giảm stress. Nó cũng chứa nhiều kali, các vitamin A, C và K, niacin, và chứa ít natri. Việc bổ sung măng tây vào chế độ ăn sẽ giúp chữa bệnh trầm cảm.


Măng tây rất tốt cho người trầm cảm

Cải bó xôi: Loại rau này cũng chứa một hàm lượng a xít folic đáng kể. Bạn có thể cảm nhận ngay sự khác biệt về sức khỏe tâm thần một khi bổ sung cải bó xôi vào chế độ ăn của mình.

Bông cải xanh: Loại rau chứa nhiều chất xơ và kali này giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh như Alzheimer, tiểu đường và trầm cảm. Bạn có thể thêm bông cải xanh vào rau trộn hoặc dùng chung với mì.

Củ cải đường: Chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như a xít folic và magnesium vốn có tác dụng chống trầm cảm.

Sô cô la sẫm màu:  Làm lợi cho sức khỏe và tâm trạng theo nhiều cách. Nó có thể giúp bạn giảm cân và cải thiện đời sống tình dục, cũng như ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Do sô cô la sẫm màu có thể làm giảm huyết áp, nó có thể giúp bạn đỡ căng thẳng.

Thực phẩm nguyên hạt: Là một nguồn carbohydrate quan trọng giúp bạn đối phó trầm cảm. Bạn chỉ cần dùng cháo bột yến mạch trong bữa ăn sáng. Nó sẽ giúp bộ não tiết ra chất serotonin vốn có tác dụng cải thiện tâm trạng; đồng thời chứa nhiều a xít folic tốt cho sức khỏe tâm thần.

Quả mọng: Nếu bạn thường xuyên gánh phải tâm trạng tồi tệ, quả mọng là liệu pháp tốt dành cho bạn. Có thể bổ sung việt quất, dâu, anh đào và mâm xôi vào chế độ ăn. Tất cả các loại quả mọng đều chứa nhiều vitamin C vốn có tác dụng cải thiện tình trạng căng thẳng.

Trầm cảm làm tăng nguy cơ sảy thai

Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm không phân biệt tuổi tác, bất cứ ai, mọi lứa tuổi đều có thể là đối tượng của trầm cảm. Tram cam khiến người bệnh thay đổi cách nhìn đối với thế giới bên ngoài theo những chiều hướng tiêu cực, luôn cảm thấy đơn độc, bế tắc và vô vọng.

Trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là từ 18 đến 45 tuổi, phụ nữ thường gặp hơn nam giới. Theo thống kê tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm khoảng 3-5% dân số. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, chủ yếu do 3 nhóm nguyên nhân sau:

Các nguyên nhân gây trầm cảm gồm 3 nhóm:

- Trầm cảm nội sinh

- Trầm cảm do stress

- Trầm cảm do các bệnh thực tổn: Rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh, roi loan lo au

Theo thống kê thì phụ nữ mang thai cũng rất dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Theo một số nghiên cứu có khoảng 10% phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh trầm cảm. Bệnh trầm cảm trong thai kì không dễ phát hiện, nhiều khi dễ nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi có thai.


Trầm cảm làm tăng nguy cơ sảy thai

Một số dấu hiệu thường gặp:

-  Khó ngủ, mat ngu hoặc ngủ li bì

- Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, dễ cáu kỉnh

- Tâm trạng buồn chán, tuyệt vọng, xuống sức

- Khóc vô cớ, không rõ nguyên nhân.

- Dường như không có năng lượng, ngại vận động.

- Lúc nào cũng thèm ăn hoặc không muốn ăn gì.

- Thờ ơ với mọi người xung quanh

- Không cảm thấy thích thú, hào hứng với mọi thứ.

- Khó tập trung, hay quên

- Cô lập với bạn bè và người thân, tự kỉ


Nguyên nhân những thay đổi trên

Mang thai là giai đoạn có rất nhiều thay đổi quan trọng đối với cơ thể người mẹ, cả về mặt thể chất lẫn về tâm lí, tâm trạng. Tâm trạng thay đổi có thể do sự căng thẳng, mệt mỏi, sự thay đổi các hoóc môn thai nghén.

Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kì (<12 tuần) và xuất hiện lại trong 3 tháng cuối, khi chuẩn bị sinh.

Một số nguyên nhân khác là sự phức tạp trong mối quan hệ hằng ngày (quan hệ vợ chồng, quan hệ với gia đình nhà chồng…); mang thai ngoài ý muốn, tiền sử mang thai khó khăn (vô sinh, sảy thai liên tiếp,…)… vấn đề tài chính khó khăn, bản thân hoặc gia đình có người dã từng mắc bệnh trầm cảm.

Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai

Bệnh trầm cảm khi mang thai ngoài việc mang đến những hậu quả không tốt cho thai phụ còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi như sẩy thai, đẻ non, đẻ con nhẹ cân, thai kém phát triển. Sau đẻ trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, cảm xúc, tự kỉ.

Đối với các thai phụ bị trầm cảm nếu không được chăm sóc đúng mức có thể có những hành vi tiêu cực như uống rượu, hút thuốc lá, nghiện ma túy, bỏ phá thai thậm chí tự vẫn.

Cần làm gì với chứng trầm cảm?

Điều trị trầm cảm trong thai kì cần có sự kết hợp của thầy thuốc chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần, các bác sĩ gia đình, thai phụ sẽ được tư ván về các nguy cơ ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe của mẹ và con, các biện pháp điều trị sẽ được áp dụng.

Đối với bệnh thể nhẹ điều trị chỉ cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lí, điều chỉnh hành vi, lối sống, luyện tập, thư giãn… Đối với bệnh thể nặng phải kết hợp biện pháp tâm lí và thuốc chống trầm cảm.

Dự phòng trầm cảm cho thai phụ thuộc về gia đinh, xã hội và quan trọng nhất là bản thân thai phụ. Thai phụ phải nhận được sự quan tâm đầy đủ về vật chất cũng như tinh thần của gia đình và xã hội. Thai phụ phải biết tự cân bằng trước những stress. Những tác động tiêu cực về tinh thần, đừng để lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, hãy luôn vui vẻ, yêu đời và tận hưởng thời gian đặc biệt ngọt ngào của 9 tháng thai kì.

BS. Phan Văn Qúy -  Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh khi con 4 tuổi

Trầm cảm sau sinh là nỗi lo lớn của không ít phu nữ, Theo một nghiên cứu mới thì so với năm đầu tiên khi vừa sinh con, những người phụ nữ lần đầu làm mẹ dễ bị tram cam hơn khi con lên 4 tuổi.


Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh khi con 4 tuổi

Các nhà nghiên cứu Australia phát hiện, gần 1/3 những người phụ nữ lần đầu làm mẹ thông báo có các biểu hiện trầm cảm, roi loan lo au ít nhất một lần trong khoảng thời gian từ khi mang bầu tới 4 năm sau khi lâm bồn. Tuy nhiên, trái với quan niệm lâu nay, năm đầu tiên sau sinh không phải là thời điểm sa sút tinh thần nhất đối với nhiều bà mẹ.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, các biểu hiện trầm cảm xuất hiện phổ biến 4 năm sau lần sinh nở đầu tiên của phụ nữ hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong suốt 12 tháng đầu tiên của đứa trẻ, đặc biệt đối với những bà mẹ chỉ sinh 1 con duy nhất. Gây met moi, thiếu niềm tin, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của mẹ và bé.Cụ thể là, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi, với 23% bà mẹ có con một bị trầm cảm 4 năm sau sinh so với 11% bà mẹ có từ 2 con trở lên.

Các nhà nghiên cứu đổ lỗi, những trục trặc về quan hệ, bất lợi về xã hội và gánh nặng việc nhà đã làm khởi phát tình trạng trầm cảm ở một số phụ nữ.

Nhóm nghiên cứu cho biết, các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay ở đa phần các quốc gia trên thế giới hiện nay chỉ tập trung vào thời kỳ mang thai và những tháng đầu tiên sau sinh nở đối với phái yếu. Do đó, giới y tế đã sao lãng hơn 1/2 số phụ nữ đang trải qua sự trầm cảm trong những năm đầu tiên sau khi làm mẹ.

Theo tiến sĩ Hannah Woolhouse đến từ Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch (Australia), khám phá mới của bà và các cộng sự đã cung cấp căn cứ đáng tin cậy cho việc cần phải kéo dài thời gian theo dõi sức khỏe tâm thần cho các bà mẹ. Điều đó sẽ giúp các chuyên gia sớm nhận ra các sa sút về tâm lý ở những người mới có con và giúp điều trị cho họ.

(Theo Daily Mail)

Bắt mạch chứng mất ngủ

Mat ngu khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt,hay quên ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, nếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, tiểu đường...Để tăng hiệu quả điều trị phải xác định rõ nguyên nhân gây mất ngủ.


                                                   Mất ngủ kéo dài gây met moi

Giấc ngủ là vốn quý của con người, do tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người nên căn bệnh mất ngủ được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: trong cơ thể con người có một chất rất quan trọng đối với giấc ngủ đó là hoóc-môn melatonin do tuyến tùng sản xuất.

Khi tắt ánh nắng mặt trời, melatonin sẽ được tuyến tùng sản xuất để giúp cơ thể có cảm giác buồn ngủ và dễ dàng đi vào giấc ngủ, tới nửa đêm nồng độ melatonin trong cơ thể đạt mức cao nhất vì vậy đây là thời điểm mọi người ngủ say và ngủ ngon nhất. Sau đó, nồng độ melatonin giảm dần cho tới lúc trời sáng cũng là lúc con người tỉnh giấc.

Có nhiều yếu tố khiến cho tuyến tùng giảm sản xuất melatonin như: stress, tram cam, căng thẳng thần kinh, tuổi tác…Từ 35 tuổi trở lên, cơ thể giảm dần sản xuất melatonin đặc biệt phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, người cao tuổi.

Khi thiếu melatonin, cơ thể sẽ khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể mệt mỏi, lâu dần dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy giảm trí nhớ, hay quên, lú lẫn…

Điều trị mất ngủ không chỉ là làm cho ngủ được mà phải làm sao để ngủ ngon, ngủ sâu, sáng dậy tỉnh táo, sảng khoái. Do đó, trước khi đến với thuốc điều trị, vốn có tác dụng phụ và gây lệ thuộc, người bệnh thường chọn các thảo dược.

Ngoài ra, có thể bổ sung melatonin, một chất vốn có trong cơ thể để cơ thể không chỉ dễ dàng đi vào giấc ngủ mà thật sự có một giấc ngủ ngon, ngủ say, sáng dậy tỉnh táo, khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Ở Mỹ, từ năm 1993, melatonin đã được dùng dưới dạng thực phẩm chức năng để điều trị mất ngủ. Ngoài ra, melatonin còn làm giảm mệt mỏi, lo âu, trị nhức đầu, trầm cảm, căng thẳng thần kinh, ù tai, đau chướng bụng, bệnh lý về tim, ung thư, và các triệu chứng mãn kinh…

Theo nghiên cứu lâm sàng, người sử dụng melatonin trong vòng 30 ngày liên tục có thể cải thiện sâu giấc ngủ như: kéo dài thời gian ngủ, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không bị giật mình, ngủ sâu, ngủ ngon, đầu óc tỉnh táo, cơ thể dễ chịu sau khi thức dậy.

Ngoài ra để có giấc ngủ ngon cần có chế độ ăn ngủ điều độ, tập thể dục thường xuyên cũng là những việc bạn nên làm.

 ( Nguồn tham khảo dân trí )

Kinh nghiệm " vàng " phòng chống mất ngủ

Chứng mất ngủ khiến không ít người lo lắng và khó chịu, mat ngu gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hiệu quả làm việc. Giấc ngủ là vốn quý của con người, giấc ngủ sâu và đủ giấc sẽ giúp bạn sảng khoái, tràn đầy năng lượng cho ngày làm việc hiệu quả.

Nên lên giường đúng giờ và ngủ sớm, đủ giấc (7 - 8 tiếng/ngày), nên đi ngủ 1,5-2 giờ sau bữa ăn tối. Khi này, các axit amin từ thức ăn đã được đưa lên não, chuyển thành serotonin có tác dụng gây buồn ngủ. Nên chọn buồng hướng về phía Nam, nơi yên tĩnh, mở cửa cho thoáng mát, không để đèn sáng.


                              Mất ngủ kéo dài tăng nguy cơ bị tram cam và các bệnh khác

Mất ngủ là chứng bệnh người già hay mắc phải, thường được điều trị bằng thuốc ngủ, nhưng các hóa chất này nếu dùng lâu có thể gây phản ứng phụ độc hại, và gây lệ thuộc, roi loan lo au (thiếu nó thì không ngủ được). Sau đây là một số biện pháp giúp bạn tránh bị mất ngủ.

1. Trước khi lên giường

- Không nên ăn quá no vào bữa tối, nhiều chất béo và gia vị kích thích. Cố gắng đại tiện trước khi đi ngủ, không để bụng ậm ạch.
- Buổi tối nên vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ thong thả với đầu óc thư giãn 20-30 phút trước khi đi ngủ.
- Ngâm mình hoặc chân trong nước nóng ngay trước khi đi ngủ.
- Trước khi đi ngủ 30 phút - 1 tiếng nên uống một ly sữa nóng, đọc vài trang báo, nghe một bản nhạc êm dịu... Sau đó lên giường nằm, nhắm mắt.

2. Trên giường

Khi nên giường đi ngủ, không nên suy nghĩ đến những chuyện không vui, cũng không nghĩ miên man.Nếu vẫn suy nghĩ lung tung, hãy ra khỏi giường, đi bách bộ thong thả hoặc đọc sách báo tới khi tinh thần mệt mỏi thì mới lên giường ngủ tiếp. Có thể nghe tiếng đồng hồ quả lắc và đếm tới khi ngủ hoặc đếm ngược từ 100 tới 0. Cũng có thể đọc nhẩm một bài thơ hoặc hát khẽ bài hát êm dịu. Nếu thấy khó ngủ, bạn hãy thử luyện tập các bài sau:

- Thư giãn cơ thể: Nằm ngửa trên giường, cong người lên, rồi thả lỏng dần từ ngón chân trở lên tới mắt, trán. Làm từ từ. Giữ người cong khoảng 5-10 giây rồi thả lỏng độ 15-20 giây.

- Tập trung tư tưởng: Hình dung có một ngọn lửa như ngọn nến chẳng hạn. Tập trung tư tưởng nghĩ đến ngọn nến đó, không được nghĩ gì khác. Luôn nghĩ là ngọn lửa cháy sáng, ngày càng sáng, sáng mãi. Nghĩ đến ngọn lửa như vậy thần kinh sẽ dịu xuống, và giấc ngủ sẽ tới lúc nào không biết.

- Thở sâu: Hít thở 5 lần, mỗi lần thở tự nhủ: "Ta đang thư giãn, ta đang yên tĩnh, ta đang sắp ngủ, ta đang ngủ".

Nếu thức giấc vào lúc nửa đêm, bạn có thể trở dậy đọc vài trang sách báo, tới khi đầu óc mệt mỏi thì vào ngủ tiếp, sẽ ngủ được. Nếu thực hiện hết cách mà không thành công, tốt nhất là dậy làm một việc gì đó cho tới khi cảm thấy buồn ngủ. Không nên cố ép mình phải ngủ vì như vậy não sẽ bị ức chế, càng không ngủ được.

DS Phan Quốc Đống, Thuốc & Sức Khỏe

Những bài thuốc và bấm huyệt đơn giản trị mất ngủ

Nếu như trước kia, mất ngủ là căn bệnh của tuổi già thì giờ đây với áp lực nhiều chiều từ cuộc sống và những lo toan hàng ngày khiến tất cả mọi người đều có thể là đối tượng của mat ngu. Theo thống kê chưa đầy đủ, số bệnh nhân đến bệnh viện khám và điều trị mất ngủ chiếm 10-25%. Mất ngủ hoàn toàn có thể điều trị được nhưng đòi hoiur người bệnh phải kiên trì, dưới đây là những bài thuốc dân gian và cách bấm huyệt đơn giản giúp bạn loại bỏ mất ngủ hiệu quả.


                                         Mất ngủ gây met moi ảnh hưởng lớn đến cuộc sống

Người ta dùng từ mất ngủ để chỉ sự giảm sút về thời gian và độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Cũng có thể nói mất ngủ khi khó ngủ hoặc trong giấc ngủ có quá nhiều chu kỳ thức và để lại một cảm giác lúc nào cũng thiếu ngủ. Đối với người trưởng thành một ngày ngủ tối thiểu là 8 tiếng, nếu ngủ không đủ giấc hay mất ngủ kéo dài có thể gây ra các bệnh giảm trí nhớ, tăng huyết áp, tim mạch, roi loan lo au, béo phì, trầm cảm …Trẻ nhỏ mất ngủ nhiều sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, rối loạn về hành vi, khả năng nhận thức, khó tập trung trong lớp học…

Những vị thuốc đơn giản giúp ngủ ngon:

Lá vông (vông nem): Chọn lấy lá  vông bánh tẻ, tước bỏ cuống và gân lá, rửa sạch sắc uống, ngày 2-4 g, trị các chứng khó ngủ, mất ngủ. Thận trọng với trường hợp dạ dày bị loét.

Ngải tượng (củ cây bình vôi): Ngải tượng có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp, hạ nhiệt khi sốt… Tác dụng này  là do  thành phần  ancaloid: L-Tetrahydropalmatin  đưa lại, được dùng trong các trường hợp mất ngủ thường xuyên, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, hay bột, với liều 6 – 10g/ngày.

Lạc tiên: Dùng bộ phận trên mặt đất,  cắt thành từng đoạn 5 – 7cm, rửa sạch, phơi khô. Sao vàng, sắc uống, ngày 8 – 12g để  trị các trường hợp mất ngủ, hoặc tim hồi hộp, tâm phiền muộn, người bứt dứt, khó chịu.

Liên tâm (tâm hạt sen): Ngày dùng 4-8g, tâm sen sao vàng sắc nước uống, hãm như trà, chữa bệnh mất ngủ, những người hư nhiệt, huyết áp thấp không nên dung kéo dài.

Các vị thuốc trên có thể dùng độc vị hay kết hợp với các vị thuốc khác thành bài để có hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra chúng ta có thể xoa bóp day bấm các huyệt sau ngày một đến hai lần phòng trị mất ngủ. Cách này hiệu quả cao mà không gây hại:

Huyệt nội quan: Ở chính giữa lằn chỉ cổ tay phía trong đo lên hai thốn; có tác dụng định tâm thần. Chữa mất ngủ, tim hồi hộp, đau nhói vùng tim, hạ huyết áp, nấc đau dạ dày, nôn mửa.

Huyệt thần môn: Ở chỗ lõm sát xương đậu trên nếp gấp cổ tay phía sau gan ngón tay út gần động mạch trụ. Chữa mất ngủ, hay quên, hoảng sợ, suy nhược thần kinh, đau nhói vùng tim.

Huyệt tam âm giao: Ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn (hoặc khép 4 ngón tay lại), sau bờ xương chày 2 phân. Chữa đau đầu ,mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau bụng.

Huyệt bách hội: Ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu. Chữa đau đầu , mất ngủ, suy nhược thần kinh,.

Ấn đường: Điểm giữa khoảng hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên, có tác dụng định thần trí, thanh nhiệt, an thần, chữa mất ngủ.

Với những cách điều trị đơn giản này, các bạn có thể tự điều trị tại nhà đơn giản nhưng rất hiệu quả. Kiên trì điều trị giúp các bạn có được những giấc ngủ ngon.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Roi loạn lo au lan toả là lo âu quá mức, không kiểm soát được với nhiều chủ đề mang tính chất mơ hồ, vô lý, không phù hợp với hoàn cảnh, môi trường. Lo âu thường kéo dài, tăng lên khi có sang chấn. Lo âu kèm theo các triệu chứng cơ thể như: Mất thư giãn, dễ mệt mỏi, khó tập trung hoặc cảm giác trống rỗng, dễ cáu gắt, căng cơ, rối loạn giấc ngủ dẫn tới mat ngu

Rối loạn lo âu lan toả thường gặp ở phụ nữ. Sự phát sinh và tiến triển của rối loạn thường liên quan đến stress môi trường mạn tính, tuy nhiên không dễ dàng nhận thấy nguyên nhân tâm lý cụ thể.

Bệnh nguyên và bệnh sinh rối loạn lo âu lan tỏa

Các giả thuyết về tâm lý: 1) Thuyết phân tâm: là hậu quả của sự dồn nén xung đột giữa bản năng, dục vọng cá nhân …với sự kiềm chế của đạo đức, xã hội, luật lệ …; 2) Thuyết hành vi: là đáp ứng có điều kiện đối với các kích thích đặc biệt là kích thích từ môi trường.

Giả thuyết về sinh học: Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh: gama Aminobutiric acide (GABA), norepinephrin (NE), serotonin (5-HT).

Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán

- Trạng thái căng thẳng, lo lắng, lo sợ kéo dài ≥ 6 tháng về các sự kiện thường ngày (sức khoẻ, công việc, tài chính, người thân …).

- Lo âu biểu hiện dai dẳng, met moi, không trội lên mạnh mẽ trong bất kỳ hoàn cảnh hoặc sang chấn môi trường đặc biệt nào.

- Các triệu chứng  thường rất thay đổi theo thời gian, có thể thay đổi hàng giờ.

- Có ít nhất 4 triệu chứng sau (1 triệu chứng từ mục 1-4) thuộc các nhóm:

- Các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật:

Hồi hộp, tim đập nhanh

Vã mồ hôi.

Run.

Khô miệng (không do thuốc hoặc mất nước ).

- Các triệu chứng liên quan đến ngực, bụng

Khó thở.

Cảm giác nghẹn.

Đau hoặc khó chịu ở ngực.

Sôi bụng, buồn nôn…

- Các triệu chứng về trạng thái tâm thần:

Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.

Tri giác sai thực tại hoặc giải thể nhân cách.

Sợ mất kiềm chế.

Sợ bị chết.

- Các triệu chứng toàn thân:

Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh.

Tê cóng hoặc cảm giác kim châm.

- Các triệu chứng căng thẳng:

Căng cơ hoặc đau cơ.

Bồn chồn hoặc không thể thư giãn được.

Có cảm giác tù túng hoặc căng thẳng tâm thần.

Cảm giác có khối trong họng hoặc khó nuốt.

- Các triệu chứng không đặc hiệu khác:

Đáp ứng quá mức hoặc giật mình trước kích thích nhỏ.

Khó tập trung, đầu óc trống rỗng vì lo âu.

Dễ cáu gắt.

Khó ngủ vì lo lắng.

- Cận lâm sàng:

Test Zung (hỗ trợ chẩn đoán): tổng điểm từ 40 (50%) trở lên là có lo âu bệnh lý.

Làm điện tâm đồ để loại trừ bệnh tim mạch (nếu bệnh nhân có các triệu chứng về tim như mạch nhanh, đầu vùng trước ngực ...).

Chẩn đoán phân biệt

Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ: lo âu xuất hiện do những hoàn cảnh hay đối tượng bên ngoài chủ thể, người bệnh tránh né hoàn cảnh hay đối tượng đó hoặc chịu đựng với sự khiếp sợ. Triệu chứng lo âu không nhẹ đi khi biết rằng người khác không coi hoàn cảnh hay đối tượng đó là nguy hiểm hay đe doạ.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: các triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm đều có nhưng không đủ nặng và không nhóm triệu chứng nào chiếm ưu thế.

Các bệnh thực thể thuộc hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hoá: có sự mất tương xứng giữa triệu chứng cơ năng và thực thể. Các triệu chứng hoạt động quá mức của hệ thần kinh tự trị và lo lắng mơ hồ mà rối loạn lo âu thường gặp trong đa khoa.

Điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Nguyên tắc

- Phối hợp tâm lý liệu pháp và hoá dược liệu pháp.

- Phối hợp thuốc giải lo âu và thuốc chống trầm cảm.

- Chọn liều thuốc và loại thuốc phù hợp với từng trường hợp.

- Điều trị duy trì tối thiểu 3-6 tháng sau khi hết triệu chứng.

Dùng thuốc

Thuốc giải lo âu:

Dùng một trong các loạn sau: Diazepam liều 5-10mg/ngày; Stresam: liều 50-100mg/ngày. Lưu ý: thuốc giải lo âu nên dùng ngắn ngày, đề phòng quen thuốc.

Thuốc chống trầm cảm:

Dùng một trong các loại sau: 1) Amitriptylin liều 25-50mg/ngày; 2) Paroxetin: liều 20-40mg/ngày; 3) Sertaline : liều 50-100mg/ngày; 4) Mirtazapine liều 30-45mg/ngày.

Thuốc an thần kinh

- Dogmatil: 50-100mg/ngày.

- Olazapine: 5-10mg/ngày.

Liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp tâm lý thông dụng như: Thư giãn luyện tập, Yoga.

Dự phòng bệnh

- Loại trừ các tình huống stress trong gia đình, cơ quan, ... có vai trò quan trọng trong phòng rối loạn lo âu.

- Bồi dưỡng nhân cách, giáo dục cho gia đình kiến thức bồi dưỡng nhân cách cho con cái cũng là một biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu.

- Bồi dưỡng sức khoẻ để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tình huống lo âu.

(Theo Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp - BV Bạch Mai)

Những quan niệm sai lầm về trầm cảm mà bạn nên biết

1. Trầm cảm là bệnh của cuộc sống hiện đại?

SAI. 500 năm trước công nguyên, Hypocrates đã mô tả những trường hợp tram cam đầu tiên và dùng chữ melancholia (chứng mật đen) để chỉ tình trạng này. Ngày nay, từ “melancholic” dùng để chỉ những trạng thái buồn sầu, met moi, u uất.

Ảnh: Vua Saul tự sát bằng đâm kiếm vào người. Đây là trường hợp trầm cảm đầu tiên được mô tả trong Thánh Kinh

2. Trầm cảm phổ biến hơn ở đô thị?

ĐÚNG và SAI. Ở nông thôn, bệnh TC có thể biểu hiện qua nhiều hình thái khác nhau và không được nhận ra từ chính người bệnh cũng như từ nhân viên y tế.

3. Trầm cảm là bệnh hiếm gặp?

SAI. TC là bệnh lý phổ biến thứ hai trong Nội khoa, chỉ sau Cao huyết áp, ngang với nhồi máu cơ tim
––10% bệnh nhân ngoại trú có TC nặng
–Xuất độ: 5.7% (nam), 11.7% (nữ)

WHO cho biết hiện nay trên thế giới đã có hơn 350 triệu người đang mắc bệnh trầm cảm khiến roi loan lo au...và mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự tử (trung bình mỗi ngày có 2900 người tự tử )

Trầm cảm được ví như phần nổi của một tảng băng, chỉ 1/3 trường hợp được chẩn đoán và điều trị tử tế

4. Trầm cảm là bệnh của bọn tư bản thối nát, chế độ ta tươi đẹp làm gì có bệnh này?

- 15% dân số có trầm cảm nặng. Tuổi: 16-35 (Bệnh viện Tâm thần TW)
- 25,4% người dân có ý định tự tử
- 15,6% có kế hoạch tự tử
- 4.2% thực hiện hành vi tự tử (3.78 triệu người VN)

(Nguồn: Trung tâm Phòng chống khủng hoảng tâm lý (PCP)

5. Tự sát thường do trầm cảm?

ĐÚNG. 2/3 trường hợp tự sát có nguồn gốc từ TC

6. Trầm cảm có yếu tố gia đình?

ĐÚNG. Nhưng rất khó phân biệt là familial factor (yếu tố gia đình do chung một điều kiện sống, khi tách ra sẽ hết) hay do di truyền (genetics, nằm trong gene, chạy trời cũng không tránh khỏi)

7. Tự sát do trầm cảm thường có dấu hiệu báo trước?

ĐÚNG.


Van Gogh sau khi tự cắt tai (chân dung tự họa)
Chẳng bao lâu sau 2 họa phẩm này, Vincent Van Gogh tự sát bằng cách bắn vào đầu.

8. Thái độ khi người bệnh muốn tự sát?

Ý nghĩ về cái chết (death thoughts) rất phổ biến ở người bệnh TC.  (“chết quách cho khỏe, sống chi cho mệt). Tuy nhiên, chỉ cần điều trị tâm lý và thuốc men, mọi chuyện sẽ OK.

Tuy nhiên, có kế hoạch tự sát (mua thuốc ngủ, cất dây thừng, mua xăng, lên 33 tầng ngắm nghía trước…) là một cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi phải cách ly người bệnh ngay lập tức. Nói trắng ra là bắt nhốt ngay, nếu cần thì phải shock điện vài ngàn volts vào đầu để xóa  các xung động tự tử.

9. Người thành đạt thì không trầm cảm. Món này chỉ dành cho những người thất bại trong cuộc sống?

SAI. Trong danh sách những bệnh nhân trầm cảm lừng danh của nhân loại, người ta thấy có tên Jack London, Stefan Zweig, Ernest Hemingway, Van Gogh… Trong cuốn Martin Eden, được xem là tự truyện của Jack London, nhân vật chính trầm mình tự vẫn sau khi đã bước lên đài danh vọng tiền tài.

10. Chẩn đoán trầm cảm thường bị bỏ sót

ĐÚNG. Chỉ 1/3 trường hợp TC được chẩn đoán và điều trị đúng. 2/3 bị bỏ sót hay nhầm lẫn qua những bệnh lý khác. Lý do:

- Xem TC là một “social stigmata” nên xấu hổ, không đi khám, không khai bệnh
- BS lẫn BN đều thiếu kiến thức về bệnh
- Triệu chứng của bệnh rất phân tán

11. Biểu hiện của trầm cảm khi nào cũng rầu rầu, chán đời, cau có, cáu gắt…?

SAI. Các triệu chứng mà y học gọi là rối loạn khí sắc, trầm uất… thường chỉ gặp ở giai đoạn sau của bệnh, khi người bệnh đủ nặng để đi gặp BS tâm lý.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện bằng những triệu chứng tâm thể (psycho-motor) lãng xẹt, phân tán và không ăn nhậu gì đến cái đầu (coi hình). Những triệu chứng này làm BN rất khổ sở, chạy quanh với đủ thứ chuyên khoa (ngoài chuyên khoa tâm lý) và hậu quả là chẩn đoán thường trật lất.

Do đó, trong một survey, hơn 50% BS gia đình của California có nhu cầu cần học thêm về trầm cảm.

12. Cần phải làm rất nhiều xét nghiệm để xác định trầm cảm

SAI. Chẩn đoán trầm cảm dựa trên bộ câu hỏi DSM IV của Huê Kỳ. Nếu có cả 2 tiêu chuẩn chính (hàng trên cùng) hay 5/9 triệu chứng tổng cộng và kéo dài liên tục trên 2 tuần –> trầm cảm.

13. Điều trị trầm cảm thường rất khó khăn, tốn kém

SAI. Với những tiến bộ hiện nay với điều trị thuốc và tâm lý, khả năng điều trị thành công là > 80%. Lúc đó, người bệnh sẽ thấy mạnh giỏi, yêu đời, vui vẻ… trở lại. Và điều trị TC không được xem là đặc quyền của các BS tâm lý nữa, mà các BS GP, Internist… cũng có khả năng điều trị trầm cảm từ giai đoạn sớm của bệnh.
Ở Việt nam, có thể điều trị với chi phí khoảng 200.000 VND tiền thuốc mỗi tháng! (tối thiểu)

14. Chỉ cần uống thuốc vài bữa là đời lại đẹp?

SAI. Hiệu quả cải thiện khí sắc, tinh thần thường chỉ thấy rõ sau 4-8 tuần. Trước đó, người bệnh phải chịu đựng một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn… (thường nhẹ và thoáng qua) trong 1-2 tuần đầu. Thậm chí, xung động tự sát còn tăng lên sau khi bắt đầu uống thuốc.

Do đó, phải giải thích cho BN và người thân để vượt qua giai đoạn đầu khó khăn này.

15. Uống thuốc vài tháng là xong

SAI TC tự nó là một bệnh tái phát. 50% trong lần đầu tiên. Nếu đã tái phát 3 lần hay đã có tự tử, tỷ lệ tái phát là 100%.

Một số trường hợp TC, đặc biệt sau khi có tang của người thân, có thể tự hồi phục từ từ sau khi nguôi ngoai. (dạng quạt mồ chồng cho mau khô để tái giá không tính  :-D )

Hệ quả: uống thuốc ít nhất 1-2 năm để ngừa tái phát. Nếu cần phải uống cả đời.

16. Bệnh mà phải uống cả đời là bệnh nặng

SAI. Vô số bệnh lý mà y khoa không giải quyết tiệt nọc đều phải uống thuốc mãn đời với những lợi ích vô cùng to lớn: cao huyết áp, tiểu đường, liệt dương, trầm cảm… đều là những bệnh mạn tính. Có thuốc hiệu quả để uống là ngon rồi.

17. Nên xem trầm cảm là một bệnh lý, không phải là một khuyết tật về tâm lý

ĐÚNG. Tuy cơ chế đích xác của TC chưa được hiểu rõ tường tận, người ta đã thống nhất một hiện tượng là có sự suy giảm nồng độ những chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như serotonine, dopamine… Từ đó, cơ chế trâm cảm được xem là hậu quả tương tác giữa ba yếu tố di truyền, gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, trong quá khứ, người bệnh TC với những biểu hiện của bệnh là mục tiêu chụp mũ  của  phong trào “phê và tự phê”, “tập thể giúp nhau tiến bộ”. Ví dụ:

- Có khuynh hướng buồn rầu, thờ ơ: “thiếu tinh thần lạc quan cách mạng”
- Làm việc mau mệt mỏi, suy giảm tập trung: “thiếu tinh thần thi đua lao động, thiếu ý chí phấn đấu”
- Từ chối, e ngại các quan hệ xã hội: “thiếu chan hòa với tập thể”
Đồng thời, do mặc cảm bệnh tâm thần, 1/3 người bệnh trầm cảm cũng từ chối chẩn đoán này.

18. Bữa nào buồn buồn tôi mới uống thuốc, vui thì khỏi?

SAI. Điều trị TC là một trị liệu lâu dài, ít nhất trong 1-2 năm và đòi hỏi phải uống thuốc liên tục để tránh tái phát. Nếu không rơi vào chỉ định phải uống thuốc cả đời, việc ngưng thuốc từ từ, giảm liều rất chậm cho đến lúc ngưng hẳn phải do BS quyết định. Ngưng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến những triệu chứng rất kỳ lạ, thậm chí các triệu chứng bệnh TC có thể quay lại ở mức độ nặng hơn.

19. Như vậy thuốc trầm cảm có thể gây nghiện?

SAI. Các thuốc chống TC không gây nghiện hay lệ thuộc. Tuy nhiên, vì bản chất của bệnh TC là tái phát, nên nếu ngưng thuốc không đúng cách hay ngưng thuốc đột ngột, các triệu chứng của bệnh sẽ quay lại rất nhanh, thậm chí còn nặng hơn trước

20.  Trầm cảm sau sinh không phải là hiếm?

ĐÚNG. Bạn nam giới nào có vợ mới sanh mà hay khóc nhè, cau có thì tham khảo thêm bài này

21. Các thuốc ngủ, thuốc an thần rất hữu ích để điều trị trầm cảm?

SAI. Các thuốc này có thể làm giảm những triệu chứng căng thẳng, lo âu, mất ngủ… trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, chúng chỉ dừng lại ở mức độ điều trị triệu chứng, không có tác dụng làm cải thiện hay bình ổn khí sắc. Ngoài ra, nếu bị lạm dụng, chúng có thể gây nghiện, lệ thuộc vào thuốc.

22. Trầm cảm có nguyên nhân đơn thuần là rối nhiễu tâm lý

SAI. Một số bệnh lý có thể có triệu chứng trầm cảm là biểu hiện ban đầu, bên cạnh những triệu chứng khác: viêm gan siêu vi C, các thuốc Interferon, nghiện rượu, nghiện ma tuý…

Bài viết chỉ cung cấp những hiểu biết cơ bản về bệnh trầm cảm bởi vậy khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào của cơ thể thì việc đầu tiên bạn nên làm là đi gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị và chẩn đoán chính xác.

( Nguồn sưu tầm )

Nhận diện "Trầm cảm che dấu"

Trầm cảm che dấu (masked depression) hay tram cam ẩn là thuật ngữ được đề nghị bởi P. Kielholz để chỉ một thể của rối loạn trầm cảm mà biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng cơ thể. Khác với trầm cảm không điển hình (atypical depression) vốn được xác định qua sự hiện diện của  thay đổi khí sắc.


                                                   Trầm cảm che dấu ở trẻ em

Các triệu chứng của trầm cảm che dấu thường bị bao phủ bởi các triệu chứng dạng cơ thể mà thường được ghi nhận nhiều nhất là ở hệ thần kinh và hệ tiêu hoá. Các triệu chứng thường gặp là:

- Cảm giác đau nhức mơ hồ
- Nhức đầu, căng đầu, met moi
- Đau lưng, đau kiểu đau thần kinh
- Rối loạn đường tiêu hoá: cảm giác đau và khó chịu ở các vùng bụng khác nhau, táo bón
- Rối loạn về tim mạch: đau hay cảm giác khó chịu ở vùng trước tim
- Rối loạn về hô hấp: khó thở, đôi khi thở gấp

Nhiều triệu chứng khác cũng có thể gặp như:

- Rối loạn giấc ngủ: mat ngu hoặc ngủ nhiều
- Lo âu, hoảng sợ
- Ám ảnh cưỡng bức
- Chán ăn hoặc ăn nhiều
- Lạm dụng rượu, ma tuý
- Hội chứng chân không yên (restless legs syndrome)

Chúng ta có thể nghĩ đến trầm cảm che dấu khi có các gợi ý sau:

- Các triệu chứng không thể giải thích bằng các bệnh thực thể
- Thường ít nhiều có kèm theo các triệu chứng của trầm cảm điển hình
- Có thể có những giai đoạn rối loạn cảm xúc điển hình kèm theo
- Tiền sử gia đình có người bị rối loạn cảm xúc
- Thường diễn tiến từng cơn
- Đáp ứng điều trị với thuốc chống trầm cảm

( BS Ngô Văn Lương -  Khoa tâm thần bênh viện TW Huế )

Châm cứu chữa trị bệnh trầm cảm

Trong xã hội nhiều áp lực và bộn bề ngày nay, bệnh trầm cảm ngày một trở lên phổ biến và không hiếm gặp. Hầu hết ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần tram cam trong đời, tuy nhiên vì ở thể nhẹ nên biểu hiện không rõ ràng, người bệnh dễ dàng lấy lại cân bằng và trở lại cuộc sống bình thường nhưng có những người bị trầm cảm nặng thì, nếu để lâu sẽ sinh ra u uất và có nguy cơ mắc bệnh tâm thần. Ngày nay y học đã nghiên cứu và chứng minh được rằng Châm cứu chữa trị bệnh trầm cảm khá hiệu quả.


                          Trầm cảm gây mệt mỏi và mat ngu khiến người bệnh chán nản

Bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm hay còn gọi là hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy thuộc vào nền văn hóa và dân tộc.
Trầm cảm dùng để mô tả một hội chứng bệnh lý được đặc trưng bởi khí sắc trầm ( cảm xúc buồn bã, roi loan lo au) cùng với một số triệu chứng khác duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài trên 2 tuần. Căn bệnh này có thể dẫn đến rối loạn về nhận thức và trí nhớ, ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ sa sút tâm thần, mất định hướng về không gian - thời gian, mất khả năng phán đoán và làm việc độc lập.

Nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm

- Trầm cảm do stress: bệnh nhân rất đau khổ và hay lo sợ, sợ một cái gì đó thành ra ám ảnh. Hay do một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài nên từ tâm lí tác động lên thể lí (thực thể). Người bệnh thường hay sợ nên dẫn đến đau khổ trong tâm hồn nhưng không mấy ai hiểu, chia sẻ và giúp đỡ.
- Trầm cảm do các bệnh thực tổn: sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong...
- Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm:

- Không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu...
- Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do
- Giảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các hoạt động.
- Khó ngủ hoặc mất ngủ, kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực.
- Nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này.

Châm cứu chữa trị bệnh trầm cảm:

Một nghiên cứu gần đây cho thấy chữa bệnh trầm cảm bằng châm cứu với kích thích bằng điện châm tại Hồng Kông, có thể giúp bệnh nhân mau giảm thiểu những trường hợp trầm cảm, tuyệt vọng nặng nề, đồng thời giúp bệnh nhân sống thoải mái hơn là dùng những phương pháp chữa trị khác. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng trên 755 bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm ở các cơ sở điều trị tại Anh cũng cho biết: châm cứu và tâm lý liệu pháp so với chăm sóc thường quy đã làm thuyên giảm các triệu chứng của trầm cảm trong thời gian ngắn và trung hạn, và không có tác dụng ngoài ý trầm trọng.


                                            Châm cứu chữa trị bệnh trầm cảm

Trong châm cứu chữa trị bệnh trầm cảm bác sỹ sẽ kích thích huyệt Bách Hội, là huyệt nằm trên đỉnh đầu, là đường kéo dài từ đỉnh tai phải qua đỉnh tai trái và tại trung điểm của đường nối dài này... kích thích này sử dụng bằng phương pháp điện châm sẽ làm giảm thiểu serotonin (5-HT) và những hóa chất khác trong óc, kết quả cho thấy rất khả quan.
Một nghiên cứu khác đã chứng mình được rằng những người châm cứu kết hợp cùng với thuốc chống trầm cảm tình trạng bệnh đã được cải thiện đáng kể hơn sau 3 tháng điều trị so với những người chỉ uống thuốc. Phương pháp châm cứu đã kích thích việc phát hành endorphins và các phân tử khác khiến người bị trầm cảm sẽ có “cảm giác tốt hơn”.
Với những dẫn chứng cụ thể trên đây, tôi có thể chắc chắn rằng: châm cứu chữa trị bệnh trầm cảm rất hiệu quả. Cách tốt nhất để chữa bệnh là khi phát hiện ra bất kì dấu hiệu bất thường nào của cơ thế, bạn nên đi khám bệnh để được sự tư vấn của bác sĩ và chẩn đoán chính xác.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Bài thuốc chữa mất ngủ từ Lá vông

Mất ngủ khiến bạn met moi, làm việc kém hiệu quả, mất tập trung, suy nhược thàn kinh...Hiện nay có không ít người mắc bệnh trầm cảm. Dưới đây là cách chữa mất ngủ từ Lá Vông để bạn đọc tham khảo.

Lá vông còn có tên khác là vông nem (vì lá được dùng để gói nem), hải đồng, thích đồng... Từ lâu, lá vông được nhân dân nhiều địa phương dùng làm thuốc an thần, chống lo âu, phiền muộn, nhức đầu, chóng mặt. Để chữa mat ngu, người ta lấy lá vông (loại bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày; có khi còn phối hợp với lá dâu non. Người bị huyết áp cao và trẻ em hay đổ mồ hôi trộm nên dùng.

Các nghiên cứu dược lý cho thấy lá vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ huyết áp, giảm chứng roi loan lo au mà không có hiện tượng ngộ độc. Nhiều dạng thuốc có lá vông chữa mất ngủ đã được bào chế để tiện cho việc sử dụng.

Bạn có thể chữa chứng mất ngủ bằng rượu ngâm lá vông: Lá vông phơi khô 100 g, thái nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30-40 độ trong 15-20 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 10-20 ml.

Nước sắc: Lá vông phơi khô 8-16 g, cắt nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống làm một lần trong ngày.

Thuốc hãm: Lá vông 16 g, táo nhân 10 g (sao đen), tâm sen 5 g (sao thơm). Tất cả trộn đều, vò vụn, hãm với 1 lít nước sôi. Để nguội thêm hoa nhài tươi (2-3 bông), rồi uống làm nhiều lần trong ngày trị mat ngu hiệu quả.

Cao lỏng: Lá vông, lạc tiên mỗi vị 400 g; lá gai, rau má mỗi vị 100 g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước 2-3 lần, chắt nước, lọc rồi cô lấy 700 ml. Thêm đường 1.000 g, cô còn 1 lít thành phẩm. Ngày uống 40 ml chia làm hai lần.


Viên bao “vông-sen”: Gồm cao khô lá vông (0,06 g, tương đương với 1 g lá khô), cao khô lá sen (0,05 g bằng 1 g lá khô), l.tetrahydropalmatin (0,03 g hoạt chất chiết từ củ bình vôi), tá dược vừa đủ cho một viên. Người lớn dùng 2-4 viên một ngày. Một đợt điều trị: 10-15 ngày. Khoa thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội đã dùng viên bao này cho 100 bệnh nhân uống và nhận thấy tác dụng an thần tốt, gây ngủ nhanh, giấc ngủ kéo dài, êm dịu; khi tỉnh giấc không thấy mệt mỏi, so với dùng meprobamat. Viên vông-sen đã được sản xuất rộng rãi để dùng trong nước và xuất khẩu.

Một số bài thuốc khác từ lá vông 

Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu: Lá vông phối hợp với lá sen sắc uống.

Chữa lòi dom: Lá vông và lá sen giã nát lấy nước uống; bã chưng nóng rịt vào hậu môn.

Để chữa sa dạ con: Lấy lá vông 30 g, lá tiểu kế 20 g, hạt tơ hồng 20 g, giã nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày; kết hợp lấy 10 hạt thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại. Hoặc: Lấy lá vông nấu với lá cỏ xước và cá trê, rồi ăn cả cái lẫn nước.

Theo VnExpress

"Điểm danh" những nguy cơ hàng đầu gây mất ngủ

Giấc ngủ là lúc cơ thể bạn trút bỏ những lo âu, met moi của một ngày làm việc vất vả. Một giấc ngủ sâu và đủ giấc (7-8 tiếng/ ngày) sẽ cho bạn sự năng động và vui vẻ cho một ngày mới làm việc hiệu quả và năng động. Dưới đây là những nguyên nhân chính phá hoại giấc ngủ của bạn:



1. Có quá nhiều ánh sáng trong phòng

Khi ngủ thì không gian xung quanh cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể ngủ không đủ sâu, chập chờn...do có nhiều ánh sáng. Bởi vì anh sáng làm bộ não bạn nghĩ rằng đây là ban ngày, thậm chí ngay cả khi một chiếc đèn đường bên ngoài chiếu xuyên qua cửa sổ. Còn trong phòng ngủ, những thủ phạm phát ra ánh sáng nhân tạo chính là thiết bị công nghệ, máy tính bảng, tivi... Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tram cam và nhiều bệnh khác. Do đó để có giấc ngủ sâu, bạn hãy tắt những thiết bị điện tử đó và che các nguồn sáng chiếu vào phòng trước khi đặt lưng xuống giường nhé.

2. Sự lo lắng làm sao để ngủ đủ giấc cũng khiến bạn mất ngủ

Thay vì tạo cho cơ thể sự thoải mái để đi vào giấc ngủ thì bạn lại bắt mình phải đi ngủ bằng mọi cách, cuối cùng rơi vào trạng thái lo lắng trường kỳ có thể gây nên roi loan lo au. Đây gọi là chứng mất ngủ tâm sinh lý. Thực tế, nếu đang lo lắng về việc ngủ, bạn sẽ căng thẳng hơn. Cảm giác không yên ổn này làm bạn không thể chợp mắt được. Hiểu được vấn đề này sẽ khiến bạn loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây ra tình trạng mất ngủ của mình, từ đó tìm cách cải thiện vấn đề gặp phải.

3. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein


                         Ăn thực phẩm giàu protein trước khi ngủ là điều không nên làm

Chế độ ăn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nói chung và giấc ngủ nói riêng. Với thức ăn giàu protein và ít carbohydrat thì rất tốt cho tim tuy nhiên hạn chế của nó là ở chỗ, để tiêu hóa protein cần nhiều thời gian và năng lượng. Nếu bạn có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu protein vào buổi tối trước khi đi ngủ thì vô hình chung bạn đang ép cơ thể mình phải làm việc cật lực để tiêu hóa hết lượng thức ăn đó. Bởi vậy khi cảm thấy đói bụng vào buổi tối, hãy dùng ít thức ăn nhẹ như một chiếc bánh gạo hoặc bánh quy để đảm bảo giấc ngủ cho mình.

4. Tiêu thụ nhiều caffeine

Theo Prevention, hệ tiêu hoá cần từ 45 phút đến 1 tiếng để tiêu thụ hết caffeine. Sau đó caffeine sẽ lưu lại trong cơ thể khoảng vài giờ. Đó là lý do tại sao khi uống cà phê hoặc các chế phẩm có caffeine, người ta cảm thấy hưng phấn hơn, kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Do đó để tránh cho cơ thể bị kích thích, tốt hơn hết bạn không nên uống cà phê vào buổi chiều, đến tối bạn sẽ dễ ngủ hơn.

5. Mất ngủ vì tập thể dục sát giờ đi ngủ

Ai cũng biết tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe nhưng khôngg phải lúc nào tập thể dục cũng là tốt, tập thể dục hay đi bộ vào buổi tối là việc bạn không nên làm. Bởi vào buổi tối, sau một ngày lao động mệt mỏi, các cơ quan nội tạng cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn đi bộ, vận động tức là đánh thức lại cơ thể và như vậy sẽ gây ra mất ngủ. Vấn đề này đã được khuyến cáo từ lâu nhưng nhiều người vẫn mắc phải. Hãy nhớ rằng, tập trước khi leo lên giường ngủ là điều tồi tệ nhất.


Các hiểm họa cho sức khỏe khi mất ngủ

Sau những giờ làm việc căng thẳng, giấc ngủ chính là liều thuốc bổ cho cơ thể tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người bị mắc chứng mất ngủ. Những đêm mat ngu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Giấc ngủ là một chức năng sinh học rất quan trọng ảnh hưởng đến một loạt các quá trình sinh lý. Việc không ngủ đủ giấc hay mất ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng kiểm soát trí nhớ và học tập, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất, thèm ăn, huyết áp, mức độ viêm trong cơ thể và ngay cả các phản ứng miễn dịch, roi loan lo au... Do vậy, giấc ngủ là hết sức quan trong đối với sức khỏe con người.


Tiến sĩ Susan Redline, một chuyên gia về bệnh mất ngủ tại Bệnh viện Phụ nữ Brigham ở Boston (Mỹ) cho rằng thiếu ngủ ngoài những tác hại trên còn dẫn tới đột qụy, béo phì, âu lo, tram cam và là kẻ thù số 1 của bệnh tim và ung thư. Dưới đây là 5 hiểm hoạ sức khỏe hình thành từ việc thiếu ngủ, bệnh mất ngủ:

1.    Béo phì và đái tháo đường

Ngủ nhiều cũng không tốt mà ngủ ít cũng không tốt chút nào. Ít ngủ và ngủ nhiều có thể làm gia tăng lượng đường trong máu và làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, gia tăng nguy cơ bệnh béo phì và đái tháo đường. Kết luận trên dựa theo một cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tờ Y học tịnh tiến khoa học số ra tháng 4/2012. “Bằng chứng rõ ràng rằng ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sức khỏe”, nói theo tác giả nghiên cứu Orfeu Buxton, một nhà thần kinh học tại Bệnh viện Phụ nữ Brigham. Giấc ngủ thiếu hụt cũng dẫn đến làm bạn giảm cảm giác thèm ăn, ngon miệng ...cho thấy tầm nhìn về thực phẩm bị che mờ trong vùng trung tâm của não ở những người có giấc ngủ thiếu hụt. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ăn nhiều chất béo thì sẽ có một giấc ngủ kém so với người ăn vừa phải chất béo”. Bởi vậy việc duy trì ngủ 7-8 tiếng/ngày là hợp lý và tốt cho cơ thể.

2.    Tai biến mạch máu não

Một cuộc nghiên cứu mới đây áp dụng trên hơn 5.000 người đã khám phá ra rằng những người ngủ dưới 6 giờ/đêm sẽ có nhiều khả năng bị đột qụy hơn so với những người nghỉ ngơi đầy đủ. “Chúng tôi phỏng đoán rằng thời gian ngủ ngắn là tiền thân của các yếu tố gây nguy cơ đột qụy" - tuyên bố của chuyên gia Megan Ruiter đến từ Đại học Alabama tại Birmingham. Cuộc nghiên cứu đã được trình bày ngày 12/6/2012 tại Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Hội ngủ Liên đới (APSS) ở Boston, Massachusetts (Mỹ). Nguy cơ đột qụy cũng cao hơn ở những người thừa cân, tiểu đường hay tăng huyết áp - tất cả đều liên quan đến sức ngủ ít.

3.    Ung thư 

Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2008 được đăng tải trên tờ Ung thư của Anh đã cho thấy, phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ/đêm sẽ có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú, và một nghiên cứu vào năm 2010 cũng được đăng trên tờ Ung thư cho thấy những ai ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm sẽ phát triển khối u đại trực tràng dẫn đến ung thư ruột kết. Dù cơ chế sinh học không rõ ràng nhưng thiếu ngủ đã dẫn đến tăng mức độ viêm sưng trong cơ thể và tác động vào các phản ứng miễn dịch, cả hai đều liên quan đến bệnh ung thư. TS. Mark Dyken nhấn mạnh: “Ngủ làm tăng khả năng phục hồi, nếu bạn không ngủ, sức khỏe của bạn sẽ lâm nguy”.

4.    Lo âu và trầm cảm


Hình ảnh: Mất ngủ gây rối loạn lo âu, trầm cảm, mệt mỏi

Chắc chắn đêm mất ngủ sẽ làm cho buổi sáng khốn khổ. Nhưng giấc ngủ thiếu hụt kinh niên cũng dẫn đến lo âu và trầm cảm - cả hai đều nguy hại như nhau. TS. Mark Dyken, Giám đốc Trung tâm Bệnh ngủ thuộc Đại học Iowa tiểu bang Iowa (Mỹ) quả quyết: “Người ta sẽ cảm thấy lo âu, bồn chồn, khó chịu và không hài lòng. Bên cạnh đó, thiếu ngủ ảnh hưởng tới sự nghiệp và các mối quan hệ”, ông Mark Dyken giải thích: “Họ gặp khó khăn trong việc tập trung và đôi khi cảm thấy không muốn chú ý đến ai nữa”.

Hình ảnh chụp não cho thấy thiếu ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não, theo một nghiên cứu được trình bày ngày 12/6/2012 tại APSS ở Boston. Tác giả nghiên cứu Andrea Goldstein từ Phòng thí nghiệm giấc ngủ và ảnh thần kinh tại Đại học California, Berkeley, tuyên bố: “Kết quả của chúng tôi đã cho thấy rằng chỉ cần một đêm mất ngủ đã làm thay đổi đáng kể chức năng hoạt động tối ưu của não, đặc biệt là trong số những người hay lo âu. Điều này vẫn đang tiếp tục xảy ra ở toàn xã hội”.

5.    Tim mạch 

Giấc ngủ ngắn và không thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2011 đăng tải trên tờ Tim mạch châu Âu đã khám phá ra rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm thì có đến 48% là phát triển bệnh tim mạch hoặc qua đời vì bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mức độ viêm sưng trong cơ thể, chứng tăng huyết áp và cholesterol ở những người thiếu ngủ.

Lời khuyên cho bạn

Với lịch trình bận rộn vì công việc và gia đình, việc hưởng một giấc ngủ ngon là không hề dễ dàng. Nhưng các chuyên gia nói rằng, bạn nên có kế hoạch đi đâu đó để đổi không khí, giúp bạn cảm thấy mới mẻ vào sáng hôm sau và ở đó một vài hôm rồi hãy quay trở về nhà. TS. Mark Dyken đưa ra lời khuyên: “Hãy bảo đảm rằng căn phòng của bạn tối và yên tĩnh, tránh đọc bất kỳ thứ gì gây kích thích hoặc lo lắng. Không tập thể dục hoặc ăn uống quá no nê khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi bạn đi ngủ, nhưng cũng đừng để bụng đói khi ngủ. Không dùng caffeine và rượu vì nó làm mất ngủ. Người trưởng thành phải có ít nhất là 7,5 giờ ngủ trong một ngày và bạn bắt buộc phải tôn trọng các nhu cầu về giấc ngủ của chính mình”.

10 thói quen gây hại cho sức khỏe

Ở bất kỳ độ tuổi nào thì việc chăm sóc sức khỏe luôn rất là điều tiên quyết, Bởi vì "Có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì" Tuy nhiên chăm sóc cơ thể như thế nào mới đúng cách thì không hẳn ai trong chúng ta cũng biết. Đôi khi có những thói quen xấu, gây hại cho sức khỏe của bản thân mà banh không hề biết. Và theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Anh cho thấy cuộc sống của bạn có thể bị rút ngắn bởi những thói quen tai hại. Dưới đây là một số thói quen xấu đang "giết" bạn từ từ:
1. Đối diện màn hình quá nhiều hại sức khỏe
Làm việc với máy tính quá nhiều với cường độ liên tục khiến da bạn xấu đi,nhanh lão hóa, met moi, stress... và khiến bạn giảm tuổi thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy xem tivi, lướt Internet hơn 4 giờ/ngày làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ lên 113%. Nếu ngồi trước màn hình ít hơn 2 giờ/ngày thì tuổi thọ sẽ được kéo dài 1,4 năm.

2.Ít cười
"1 nụ cười bằng 3 thang thuốc" bởi vậy bạn ít cười cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ vì ai cũng biết cười nhiều giúp củng cố hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng, tram cam, săn chắc các vùng cơ mặt do đó làm đẹp da và tinh thần thoải mái.
3.Uống nhiều thuốc
Việc thường xuyên dùng đến thuốc cũng gây tác dụng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Thường xuyên dùng đến thuốc khi cơ thể gặp vấn đề không nguy hiểm như mat ngu, căng thẳng có thể làm tuổi thọ giảm đi 5%.
4.Ngồi nhiều
Ngồi nhiều dù có hay không thường xuyên tập thể dục thì vẫn rút ngắn tuổi thọ đó là chưa tính đến tư thế ngồi không phù hợp cũng gây ảnh hưởng tới cột sống gây đau lưng mệt mỏi.... Nếu ngồi ít hơn 3 giờ mỗi ngày thì cuộc sống sẽ được kéo dài thêm hai năm.
5. Ngủ quá nhiều. 
Thứ gì nhiều quá cũng không tốt vì vậy để đảm báo sức khỏe thì bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày. Ngủ quá nhiều cũng hại không kém ngủ quá ít. Người ngủ nhiều hơn 9 giờ/đêm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người ngủ 7 giờ/ngày đến 41%.
6. Ngồi xe di chuyển nhiều thói quen có hại.
Ngồi xe di chuyển nhiều cũng làm giảm thọ vì sẽ thiếu thời gian cho vận động và ngủ.Ngồi xe di chuyển nhiều cũng làm giảm thọ vì sẽ thiếu thời gian cho vận động và ngủ - vốn là hai yếu tố tạo nên cuộc sống khỏe mạnh lâu dài.
7.Căng thẳng
Tình trạng căng thẳng kéo dài không tốt cho sức khỏe. Căng thẳng thường xuyên không những làm suy yếu hệ thống miễn dịch mà còn làm suy yếu nhiễm sắc thể DNA. Bởi vậy việc xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý và chế độ làm việc vui chơi phù hợp sẽ là cách tốt nhất để bạn giữ gìn sức khỏe cho bản thân.
8. Không quan hệ tình dục
Tình dục là một nhu cầu không thể thiếu ở người trưởng thành. Việc duy trì quan hệ tình dục đều đặn và lành mạnh sẽ giúp bạn yêu đời, giảm stress, mệt mỏi...Nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ chết sớm của nam giới giảm 50% nếu thường xuyên quan hệ tình dục lành mạnh. Phụ nữ có đời sống tình dục thỏa mãn sẽ sống lâu hơn phụ nữ ít hoặc không có quan hệ tình dục tới tám năm.
9.Ăn uống
Ăn uống mất cân đối với nhiều thực phẩm chế biến sẵn, quá nhiều thịt đỏ, ít rau trái sẽ tạo ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cơ thể.
10. Sống cô lập - thói quen có hại cho sức khỏe - cũng là một trong những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Sống cô lập cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như căng thẳng thường xuyên. Người có quan hệ rộng sẽ sống lâu hơn người sống khép kín.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Cách giải tỏa stress hiệu quả

Cuộc sống hiện đại có nhiều lợi ích tuy nhiên nó lại gia tăng áp lực đối với con người tự nhiều phía khiến bạn hông thể tránh khỏi những lúc bị stress, mệt mỏi, kiệt quệ, mất ngủ đôi khi chán chường, mất niềm tin vào cuộc sống...Tuy không thể lựa chọn lúc nào bị stress nhưng bạn lại là người quyết định khi nào sẽ tống "đống stress" đó vào thùng rác. Bằng các cách dưới đây sẽ giúp bạn tránh được stress và ảnh hưởng của nó đôius với sức khỏe.



1. Tham gia luyện tập thể dục, thể thao: Đó có thể là Yoga, chạy, hay đi dạo... thể dục giúp bạn giải phóng hoóc-môn endorphin - một loại hoóc-môn có trong não, bám vào các tế bào cảm giác có tác dụng cải thiện tinh thần, giảm đau, giảm chứng rối loạn lo âu. Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao còn giúp bạn ngăn chặn béo phì, có được vóc dáng cân đối và tăng cướng sức khỏe, tránh được các vấn đề bệnh tật nguy hiểm khác.

2. Massage: Mát-xa để thư giãn các cơ bắp, giảm đau và lưu thông máu, rất tuyệt vời cho trí não là liệu pháp đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước giúp bạn đẩy lùi được stress hiệu quả.

3.Ngồi thiền: Thiền chỉ lấy đi của bạn 15 hoặc 30 phút mỗi ngày thôi nhưng nó là liệu pháp cần thiết cho tinh thần của mỗi người. Ngồi yên lặng và đầu óc chỉ tập trung vào hơi thở. Đây thực sự là khoảng thời gian yên bình trong ngày có thể giúp bạn đối phó với những cơn stress mệt mỏi.

4. Giấc ngủ: Ngủ là điều tiên quyết khi bạn bị stress cũng như giúp bạn đẩy lùi stress. Ngủ đủ 7- 8 tiếng một ngày sẽ giúp bạn có thêm năng lượng cho ngày mới năng động và hiệu quả tránh xa những cơn met moi keo dai. Ngủ ít cũng không tốt, ngủ nhiều lại càng xấu vì càng làm bạn lờ đờ, suy nhược. Nên cân bằng giấc ngủ để đây thực sự là khoảng thời gian nghỉ ngơi quý báu. Lưu ý, tránh tập thể dục 3 tiếng trước khi ngủ và có thể tắm nước ấm để có giấc ngủ ngon hơn.


5. Sắp cuộc sống hợp lý : Sắp xếp, tổ chức đời sống hợp lý sẽ khiến bạn có cảm giác mọi việc yên ổn, bạn có thể nhớ mọi thứ để làm, để thực hiện một cách bài bản. Điều này giúp bạn bớt căng thẳng hơn.

 6. Ăn uống lành mạnh: Nghiên cứu cho thấy đồ ăn nhanh khiến bạn càng căng thẳng, do vậy hãy loại bỏ nó ngay ra khỏi chế độ ăn của bạn. Các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, protein có thể giúp bạn cải thiện tinh thần, mang lại năng lượng tràn trề để thực hiện công việc trong suốt ngày dài. Nhóm thực phẩm có thể đầy lùi stress bao gồm cây việt quất, cá hồi và quả hạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giảm bớt lượng cà phê. Chỉ nên uống 1-2 tách mỗi ngày.

 7. Giảm thời gian sử dụng Internet và điện thoại:  Bằng cách này ít nhất bạn có thể hạn chế một số trường hợp mà stress có thể hỏi thăm. Đây cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng, bởi vì nếu bạn giảm thời gian sử dụng năng lượng điện trước khi đi ngủ sẽ hạn chế được các vấn đề liên quan đến hội chứng mất ngủ.

7 Nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn luôn mệt mỏi

Bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không tập trung và không muốn làm bất cứ công việc gì mặc dù bạnddax ngủ đủ giấc ( ngủ 7 - 8 tiếng một ngày) mà vẫn met moi keo dai. Nếu tình trạng mệt mỏi này kéo dài trên 1 tuần mà vẫn không thuyên giảm và không nguyên nhân thì bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị cụ thể bởi vì nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng nào đấy.



Dưới đây là 7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn mệt mỏi:

1. Do hoạt động của Tuyến giáp kém
Bạn cảm thấy uể oải, không có sinh lực, thậm chí chán nản thì rất có thể đó là do tuyến giáp của bạn hoạt động kém. Theo thống kê của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, khoảng 17% phụ nữ ở độ tuổi 60 sẽ bị rối loạn tuyến giáp dẫn đến mệt mỏi, rối loạn lo âu và hầu hết họ đều không hay biết. Nguyên nhân là rối loạn tự miễn dịch, còn gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto khiến cho cơ thể phá hủy những tế bào có nhiệm vụ sản xuất thyroxin và các hormone khác. Kết quả là dẫn đến chứng giảm hoạt động tuyến giáp hay chuyển hóa chậm.

2. Cơ thể bị thiếu máu
Nếu bạn trong giai đoạn sinh sản hoặc có chu kỳ kinh nguyệt dài, bị u xơ, polip tử cung hay mới sinh, tình trạng mất máu sẽ dẫn đến thiếu máu. Dẫn đến thiếu hemoglobin, một loại protein giàu chất sắt trong tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Khi đó các mô và cơ quan khác không được cung cấp đủ ôxy sẽ dấn đến mệt mỏi.
Ngoài ra bạn có thể bị thiếu máu do các nguyên nhân khác như: Xuất huyết bên trong, thiếu sắt, acid folic hay vitamin B12. Thiếu máu cũng gây ra các bệnh mạn tính như bệnh thận. Để xác định chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ sẽ chỉ định làm  xét nghiệm máu. Nếu là nguyên nhân thiếu sắt, phương pháp điều trị thường là bổ sung sắt và các thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, bông cải xanh và thịt đỏ vào chế độ ăn. Nếu điều trị hiệu quả, sự mệt mỏi sẽ dần cải thiện sau 30 ngày.
3. Dấu hiệu của Bệnh tim
Theo số liệu thống kê thì Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Nếu bạn thường xuyêb cảm thấy quá sức mệt sau những hoạt động bình thường như dọn dẹp nhà cửa, làm vườn hay đi làm mỗi ngày, đó là lúc bạn nên đi khám bác sĩ bởi rất có thể bạn đang bị bệnh tim.. Nếu nguyên nhân mệt mỏi liên quan đến bệnh tim, thuốc và phương pháp điều trị sẽ giúp giảm mệt mỏi và khôi phục sinh lực.



4. Bạn dùng quá nhiều chất caffein
Uống quá nhiều cà-phê hay cola để tăng sinh lực bởi vì nó là một chất kích thích nhưng đối với một số phụ nữ, caffein có tác dụng ngược lại. Lạm dụng caffein sẽ gây mệt mỏi bởi vậy người bị trầm cảm không nên dùng caffein. Vì vậy, bạn hãy loại bỏ chất caffein khỏi chế độ dinh dưỡng. Không chỉ cà-phê, trà, soda và thậm chí trong một số loại thuốc chữa bệnh cũng chứa thành phần này.

5. Bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Phần lớn phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu có các biểu hiện như nóng rát và đi tiểu nhiều lần nhưng một số trường hợp mệt mỏi có thể là nguyên nhân chính. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra do loại vi khuẩn ở đường tiết niệu, thường là kết quả của vệ sinh cá nhân không đúng cách (rửa từ sau ra trước).
Quan hệ tình dục cũng làm tăng nguy cơ vì đưa vi khuẩn từ âm đạo vào niệu đạo. Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng tiết niệu, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm nước tiểu. Phương pháp điều trị rất nhanh chóng và dễ dàng bằng các loại kháng sinh uống. Nếu triệu chứng trở lại, nên làm lại xét nghiệm vì nhiễm trùng đường tiết niệu đã trở thành bệnh mạn tính.

6. Bạn bị dị ứng thức ăn
Bạn có biết dị ứng thức ăn nhẹ cũng gây buồn ngủ? Một số bằng chứng cho thấy dị ứng thức ăn gây ra mệt mỏi, thậm chí sự mệt mỏi cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm sự khó chịu với loại thức ăn nào đó. Bạn hãy cảnh giác và loại bỏ các thức ăn gây cảm giác buồn ngủ trong vòng từ 10-30 phút sau khi ăn.

7. Ngừng thở khi ngủ
Nếu bạn không ngủ đủ thì lẽ dĩ nhiên sẽ mệt mỏi. Nhưng nếu bạn không biết liệu mình có ngủ đủ không, thì có thể là bạn đã bị chứng ngừng thở khi ngủ - một chứng rối loạn làm bạn ngừng thở giây lát và xảy ra nhiều lần trong một đêm. Mỗi lần ngừng thở, bạn lại tỉnh giấc và thường không nhận thức được việc này. Ngừng thở khi ngủ là do tắc nghẽn đường thở trên, thường xảy ra ở phụ nữ thừa cân hay béo phì. Ngày thường là dấu hiệu của ngừng thở khi ngủ. Nếu bị bệnh này, bạn nên thay đổi lối sống như giảm cân và bỏ hút thuốc lá.
Phương pháp điều trị là dùng thiết bị để giữ cho đường thở mở trong khi ngủ. Ngoài ra, nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật để thông đường thở. Nếu không được điều trị, chứng ngừng thở khi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.

Tìm hiểu nguyên nhân của chứng mệt mỏi mãn tính

Mệt mỏi mãn tính là một rối loạn phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hoạt cá nhân cũng như xã hội của người bệnh. Khiến họ không đủ sinh lực để tập trung cũng như hoàn thành bất cứ một công việc nào. Người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Thế nào là mệt mỏi mãn tính?
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là một rối loạn phức tạp đặc trưng bởi sự mệt mỏi cùng cực mà có thể xấu đi với hoạt động thể chất hoặc tâm thần, tuy nhiên không cải thiện được khi bạn có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về những gì gây ra hiện tượng này, từ nhiễm virus đến căng thẳng tâm lý, nhiều trường hợp gây ra vẫn chưa rõ. Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể roc ràng tuy nhiên vẫn có các phương pháp điều trị hiệu quả cho các dấu hiệu và triệu chứng của mệt mỏi mãn tính.


2. Biểu hiện của hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Biểu hiện của mệt mỏi mãn tính không rõ ràng và thường giống với nhiều bệnh về suy nhược thần kinh khác nên khó phát hiện và chẩn đoán tuy nhiên bệnh cũng có các biều hiện đắc trưng như:
- Cảm thấy mệt mỏi.
- Thường xuyên cảm thấy mất tập trung, mất trí nhớ hay không nhớ lâu được.
- Viêm họng.
- Cảm thấy đau đớn và lan rộng tới các hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách.
- Cơ bắp đau không rõ nguyên nhân.
- Cảm thấy đau di chuyển từ một nơi khác mà không sưng hoặc tấy đỏ.
- Nhức đầu, chóng mặt không có nguyên nhân
- Ngủ không ngon giấc, không sâu hay gặp ác mộng, mất ngủ.
- Kiệt sức kéo dài hơn 24 giờ sau khi tập thể dục thể chất hoặc tâm thần.
Ngoài ra, những người có hội chứng mệt mỏi mãn tính đã có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau như:
- Cảm thấy đau bụng không rõ nguyên nhân
- Nhạy cảm hay dị ứng với các loại thực phẩm, rượu, mùi hôi, hóa chất, thuốc hoặc tiếng ồn.
- Bị đầy hơi.
- Cảm thấy đau ngực.
- Bị ho mãn tính.


- Tiêu chảy.
- Thường xuyên chóng mặt, hay ngất xỉu, buồn nôn
- Bị khô miệng, đắng miệng
- Vấn đề tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm, khó chịu, rối loạn lo âu và hoảng sợ.
- Đau nhức ở  tai.
- Nhịp tim bất thường.
- Đau hàm.
- Cứng khớp buổi sáng.
- Ớn lạnh và hay đổ mồ hôi đêm.
- Khó thở.
- Cảm giác ngứa ran.
- Rối loạn thị giác, ví dụ như nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt và khô mắt.
- Tăng cân hay giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

3. Nguyên nhân gây mệt mỏi mãn tính.
Trong số các bệnh mãn tính, hội chứng mệt mỏi kinh niên là một trong những bí ẩn nhất bởi chưa rõ nguyên nhân cụ thể tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra chứng mệt mỏi mãn tính.
- Bị trầm cảm.
- Cơ thể thiếu máu thiếu sắt.
- Hạ đường huyết
- Lịch sử của bệnh dị ứng.
- Virus lây nhiễm, như Epstein – Barr virus hoặc herpesvirus 6.
- Bị rối loạn chức năng trong hệ thống miễn dịch.
- Thay đổi do bị kích thích ở các vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc tuyến thượng thận.
- Huyết áp thấp mạn tính.
- Một quá trình tự miễn dịch gây viêm của một số thần kinh, hệ thống.
- Nhiễm virus phức tạp bởi một phản ứng miễn dịch khác thường.
- Hoạt động quá nhiều.
- Do tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh trầm cảm, biểu hiện và cách điều trị

1. Bệnh trầm cảm.
- Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp nhất trong các dạng rối loạn tâm thần. Trầm cảm bao gồm nhiều triệu chứng lo âu, buồn bã sâu sắc và người bệnh không còn quan tâm hay thích thú đối với tất cả mọi thứ xung quanh bao gồm cả bản thân mình họ luôn cảm thấy mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai, luôn nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, nghĩ rằng thế giới chung quanh dường như lúc nào cũng u ám, mất ngủ thường xuyên.
- Loại rối loạn này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào nhưng thường gặp nhất là ở lứa tuổi từ 24 đến 44. Hiện nay cứ trong 4 nữ hoặc 10 nam thì có 1 người đã từng bị trầm cảm ít nhất 1 lần trong đời. Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ  Nữ giới dễ bị trầm cảm gấp đôi so với Nam giới.



2. Các biểu hiện nhận biết bệnh trầm cảm:
Dưới đây là những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh trầm cảm, nếu bạn hoặc người thân thường có những biểu hiện như vậy thì hãy nhanh chóng đi khám chữa bệnh để được chẩn đôans chính xác và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất:
- Thường cảm thấy buồn hay lo lắng.
- Không còn cảm thấy thích thú với mọi thứ xung quanh kể cả những gì mà trước kia mình ưa thích (thí dụ như phim ảnh, chơi thể thao, nhạc…).
Ngoài ra ngừơi bệnh còn có thể có những biểu hiện sau:
- Sụt cân hay tăng cân do thay đổi cảm giác ngon miệng hay không rõ lý do (mà không phải do bệnh nhân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào).
- Hay lo nghĩ đến mất ngủ hay ngủ quá nhiều.
- Người mất đi sinh lực luôn luôn mệt mỏi, căng thẳng.
- Bồn chồn, dễ nổi nóng.
- Cảm thấy bản thân bất tài vô dụng hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm.
- Gặp khó khăn khi muốn suy nghĩ, muốn tập trung chú ý hay khi phải ra một quyết định nào đó.
- Hay nghĩ đến cái chết hay có hành động chuẩn bị tự tử.

3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân chính để bạn và người thân biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
Trước tiên là Yếu tố sinh hóa: Nghiên cứu cho thấy khi não bị thiếu hụt 2 chất là Serotonin và Norepinephrine sẽ gây ra các triệu chứng như lo âu, dễ bực tức và mệt mỏi.
Thứ hai là xét đến Yếu tố di truyền: Bệnh trầm cảm có thể do yếu tố di truyền. Ví dụ trong trường hợp trẻ sanh đôi cùng trứng, nếu một trẻ bị trầm cảm thì trẻ kia có đến 70% nguy cơ sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống.

Yếu tố thứ ba là về nhân cách: Những người hay tự đánh giá thấp bản thân, thấy mình vô dụng, kém cỏi, bất tài, những người dễ bị tác động bởi các hoàn cảnh bất lợi, những người bi quan thì dễ bị trầm cảm.
Cuối cùng là Yếu tố môi trường: Những người thường xuyên tiếp xúc với các cảnh bạo lực, sự ruồng bỏ, hay có những chuyện buồn,sự lạm dụng hay sự lạm dụng hay sự nghèo khổ thì sẽ dễ bị trầm cảm.
Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng trầm cảm vẫn có thể xuất hiện trong những hoàn cảnh sống khác.

4. Cách điều trị bệnh trầm cảm.
Bệnh gì cũng vậy, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hiệu quả rất cao.Trầm cảm cũng vậy nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì tỷ lệ bệnh ổn định khá cao (70-80%). Bởi vậy cần động viên bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần điều trị sớm nếu bản thân họ không nhận ra mình đang có các triệu chứng gợi ý đến bệnh trầm cảm hoặc khi bệnh nhân sợ các đồng nghiệp, bạn bè hay người thân sẽ cười chê mình.
Chú ý:
- Việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ sẽ rất nguy hiểm vì nguy cơ tự tử ở loại bệnh này rất cao (1 trong 5 người bệnh trầm cảm sẽ chết vì tự tử).
- Trầm cảm không thể tự chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ mát, mà phải được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với tâm lý liệu pháp.
- Thuốc chống trầm cảm không phải là thuốc ngủ và không gây nghiện.
- Thuốc chỉ phát huy tác dụng đầy đủ sau 3-6 tuần điều trị liên tục, do đó không nên thay đổi liều hoặc đổi loại thuốc khác quá sớm trước thời gian này.
+ Sau khi triệu chứng bệnh đã giảm bớt, cần tiếp tục uống thuốc trong thời gian tối thiểu là 6 tháng nữa.
+ Tâm lý liệu pháp (điều trị bằng cách nói chuyện với bệnh nhân) có thể được sử dụng một mình trong trường hợp trầm cảm nhẹ hay phối hợp với thuốc chống trầm cảm trong trường hợp trầm cảm trung bình hoặc nặng.