Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Một số mẹo chữa mất ngủ

Bạn hay mat ngu, thỉnh thoảng mat ngu. Có thể do công việc bận rộn, cuộc sống nhiều điều cần lo nghĩ, cũng có thể do một số vấn đề nào đó đột nhiên phát sinh. Để có thể hạn chế tình hình này và ngủ ngon, dưới đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể tránh mat ngu.
Mẹo nhỏ để tránh mat ngu

Đi ngủ sớm
Với một danh sách bất tận những việc cần phải làm, tốt nhất bạn hãy đi ngủ. Tuy nhiên, nếu lên giường sau 22h, đảm bảo bạn sẽ mất nhiều thời gian để nằm thao thức. Hãy bắt đầu quá trình sẵn sàng cho việc ngủ 30-60 phút trước khi bạn chính thức rơi vào giấc ngủ. Với những người không bị mat ngu  quá trình này chỉ kéo dài 10-20 phút.
Uống trà thảo dược hoặc sữa
Tất nhiên, bạn cần tránh những thức uống chứa caffeine trước khi đi ngủ. Thậm chí, sau bữa trưa, bạn cũng không nên uống nếu thường xuyên mat ngu  Ngoài ra, một ly rượu vang cũng có thể khiến bạn khó ngủ. Mặc dù ban đầu, rượu vang có thể giúp bạn thư giãn nhưng những nghiên cứu cho thấy, nó có thể khiến bạn bồn chồn và giấc ngủ có thể bị gián đoạn. Để có một giấc ngủ sâu, bạn nên uống một ly sữa hoặc trà thảo dược không có chất caffeine. Thêm một chút mật ong có thể giúp bạn ngon giấc hơn.
Làm ấm cơ thể
Một thức uống ấm hoặc tắm nước nóng đều là những cách rất tốt để thư giãn cơ thể và cho đầu óc được nghỉ ngơi. Tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường một chút trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Thay vì tắm đầy đủ, bạn có thể dội nước qua người, lau khô và bôi kem dưỡng ẩm.
Tắt hết thiết bị công nghệ
Nếu gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, bạn không nên đưa bất kỳ thiết bị công nghệ nào vào phòng ngủ. Trước giờ đi ngủ, bạn không nên kiểm tra hộp thư điện tử cũng như đọc bất kỳ thứ gì trên iPad hay điện thoại smartphone… Ánh sáng từ màn hình của những thiết bị điện tử có thể kích thích bộ não của bạn theo những cách không có lợi cho giấc ngủ. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách báo trên giấy hay nghe một bản nhạc nhẹ nhàng trên đĩa CD.
Tắt hết đèn điện
Bước cuối cùng bạn nên làm trước khi đi ngủ là hãy làm cho phòng ngủ của bạn tối nhất theo cách có thể. Tắt đèn trong phòng ngủ là đương nhiên, nhưng bạn cũng nên buông rèm hoặc đóng cửa nếu bạn vẫn bật đèn ngoài ban công. Phòng ngủ càng tối, bộ não của bạn càng có khả năng giải phóng các hóa chất gây buồn ngủ. 

Luôn cảm thẩy mệt mỏi vì sao??

Bạn luôn cảm thấy met moi mặc dù bạn không làm việc gì nặng nhọc và phải suy nghĩ gì nhiều. Met moi có thể gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống của bạn, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Có thể do một số nguyên nhân mà bạn vô tình mắc phải mà bạn không hề biết. Dưới đây là những nguyên nhân bạn thường hay mắc phải.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn met moi


Ngủ không khoa học


Nếu bạn ngủ không đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy
 met moi vào ngày hôm sau, nhưng nếu ngủ quá nhiều cũng khiến bạn cảm thấy buồn ngủ ngay khi vừa thức dậy.


Một số người ngủ quá ít trong tuần làm việc sẽ tìm cách ngủ bù trong hai ngày cuối tuần, nhiều người trong số những người này thậm chí còn cảm thấy mình bị mê man, khó thức dậy khi ngủ quá 10 tiếng. Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo, bạn chỉ nên ngủ 7-9 giờ mỗi đêm.

Ít tập thể dục

Không tập thể dục khiến bạn
 met moi một thói quen tập thể dục thường xuyên cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng để làm việc hơn.


Nghiên cứu mới nhất của Mỹ cho thấy việc kiên trì luyện tập thể dục thể thao (TDTT) rất có lợi cho việc cải thiện tình trạng giấc ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ của con người, GS. William Roberts cho biết: “Giấc ngủ ngon là một phần cơ bản của cuộc sống khỏe mạnh, nâng cao chất lượng giấc ngủ sẽ giúp cho cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện”. Thông qua vận động TDTT, không những có thể điều trị được chứng mất ngủ mà còn có thể tránh được một cách hữu hiệu các tác dụng phụ do điêu trị bằng thuốc tân dược gây ra.

Dùng quá nhiều Caffeine 

Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, cà phê được coi là thủ phạm chính có thể dẫn đến mất ngủ. Chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, cà phê sẽ không thêm bất kỳ năng lượng cho cơ thể mà con người mà còn tạo ra sự kích thích, có thể giúp bạn tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nó có thể gây mất ngủ trầm trọng.

Thiếu máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu, trong đó thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp. Khi thiếu máu, cơ thể suy nhược, sắc mặt kém, da xanh, người uể oải và
 met moi sức khỏe yếu. Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ bị rong kinh kéo dài đều có nguy cơ bị thiếu máu. Ngoài mệt mỏi, nhiều người trong số họ còn có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp và tuần hoàn.


Hội chứng met moi mãn tính (CFS)

met moi mạn tính khiến người bệnh rất khó khăn trong thực hiện các công việc và hoạt động hàng ngày. met moi mãn tính có các dấu hiệu như: met moi không thể cưỡng lại, cơ thể yếu ớt khiến cho người bệnh rất khó khăn trong thực hiện các công việc và hoạt động hàng ngày như thức dậy, thay quần áo, ăn uống…

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh CFS. Các nghiên cứu hiện nay đang nhắm đến có khả năng những người mắc bệnh CFS có thể do các hoạt động khác thường của hệ miễn dịch và hệ thần kinh trung ương. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các bất thường trong trao đổi chất và các yếu tố nguy cơ khác như các rối loạn gen, tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh, môi trường và cả stress có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình của bệnh này.

Ngừng thở khi ngủ

Có một số người không may mắn, mặc dù không có vấn đề sức khỏe mãn tính, sống lối sống lành mạnh những vẫn bị những cơn met moi thường xuyên. Câu trả lời đằng sau những vấn đề đó, có thể họ bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ, một bệnh mà bệnh nhân ngừng hô hấp trong thời gian ngắn khi cơ thể chìm vào giấc ngủ.

Mặc dù sự gián đoạn này chỉ tạm thời, chúng có thể làm cho các bệnh nhân cảm thấy cực kỳ met moi vào ngày hôm sau. 

Thiếu ánh sáng có thể gây trầm cảm

Khi phải làm việc hàng ngày trong môi trường thiếu ánh sáng không những ảnh hướng đến thị lực của con người nó còn ảnh hưởng đến tâm tính, thần kinh của con người. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tram cam cho những người làm công việc thường xuyên ngồi trong nhà như nhân viên văn phòng.


Một khảo sát tại Anh cho thấy trong những tháng mùa đông cứ mười người thì có một người không nhìn thấy ánh sáng tự nhiên tại nơi làm việc, trong khi 30% phải dậy trước khi mặt trời mọc và trở về nhà khi trời đã tối.

Thiếu ánh sáng trời đồng nghĩa với việc nhiều người có nguy cơ bị rối loạn khí sắc theo mùa (SAD), còn gọi là bệnh tram cam mùa đông.
Môi trường làm việc không tốt là nguyên nhân gây tram cam


Không nhìn thấy ánh nắng trời vào ban ngày có thể dẫn tới cảm giác ngủ rũ và tram cam  có thể tiến triển thành SAD, tổ chức Mental Health Research UK (MHRUK) cho biết.

Khảo sát trên 2.000 người lớn tại Anh thấy rằng 3/10 số người trưởng thành phải dậy trước khi mặt trời mọc trong những tháng mùa đông và trở về nhà sau khi mặt trời lặn.

Một nửa số người cũng lo ngại rằng nơi làm việc bị thiếu ánh sáng tự nhiên và 10% cho viết họ không có ánh sáng tự nhiên ở bất kỳ đâu trong khi làm việc.

TS. Laura Davidson thuộc MHRUK cho biết: “Ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu giờ làm bị mất do SAD.

“Môi trường làm việc không tốt cho sức khỏe với giờ nghỉ trưa bị hạn chế có thể là yếu tố góp phần làm tăng số người bị SAD. Người sử dụng lao động và cơ quan giáo dục cần cùng nhau thảo luận về tầm quan trọng của ánh sáng tự nhiên đối với sức khỏe tâm thần. Họ có trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc và học tập có đủ cửa sổ để tòa nhà nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hết mức có thể. Những khu vực tối cần được chiếu sáng tốt để tránh tác động xấu của tình trạng thiếu ánh sáng”, TS Laura nói.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Những thông tin về chứng trầm cảm theo mùa

Cơ chế phát bệnh
Rối loạn cảm xúc (tram cam) theo mùa được gắn với sự mất cân bằng sinh hoá trong bộ não được thúc đẩy bởi sự rút ngắn thời gian có ánh nắng ban ngày và thiếu ánh mặt trời vào mùa đông. Cũng giống như ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến các hoạt động theo mùa ở loài vật, rối loạn cảm xúc ở con người có thể là từ tác động của sự thay đổi ánh sáng theo mùa. “Khi các mùa thay đổi, con người trải qua một sự chuyển đổi về đồng hồ sinh học nội tại hay nhịp sinh học gây ra cho họ sự lạc bước khỏi thời gian biểu hàng ngày của mình”.

Melatonin, một nội tiết tố có liên quan đến giấc ngủ, cũng được gắn với rối loạn cảm xúc theo mùa. Nội tiết tố này (vốn liên kết với bệnh tram cam) được sản xuất khi cấp độ bóng tối tăng lên. Khi ngày ngắn hơn và tối hơn, melatonin được sản xuất nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng ánh sáng chói tạo ra một sự khác biệt trong hoá học của não, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được biết rõ. Một vài bằng chứng gợi ý rằng nếu ai đó sống càng xa đường xích đạo, người đó càng có khả năng gặp rối loạn cảm xúc theo mùa.


Điều trị cách nào?

Tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể cải thiện các triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa.: “Điều này có thể thực hiện bằng cách đi ra ngoài dạo bộ trong khoảng thời gian dài hoặc bố trí nhà ở hay chỗ làm việc hướng về phía nhiều ánh nắng”. Nếu các triệu chứng tram cam đủ nặng để ảnh hưởng một cách rõ rệt đến cuộc sống hàng ngày, liệu pháp ánh sáng (phototherapy) là một lựa chọn điều trị hiệu quả. Loại hình trị liệu này có liên quan đến sự tiếp xúc với ánh sáng rất chói (thường là từ một nguồn sáng huỳnh quang đặc biệt) 30 – 90 phút mỗi ngày vào mùa đông. Các tác dụng trị liệu bổ sung cũng được tìm thấy với các phiên trị liệu tâm lý, và trong một vài trường hợp là chỉ định các thuốc chống tram cam.

Nếu bạn nghĩ rằng đang mắc phải rối loạn cảm xúc theo mùa, điều quan trọng là cần có sự giúp đỡ của một chuyên gia y tế lành nghề để chẩn đoán đúng bệnh. Bởi rối loạn cảm xúc theo mùa có thể bị chẩn đoán nhầm thành chứng nhược giáp, hạ đường huyết, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và các nhiễm trùng virút khác. Với một vài người, rối loạn cảm xúc theo mùa có thể bị lẫn lộn với các rối loạn nặng hơn như giai đoạn tram cam nặng hay rối loạn lưỡng cực. “Trường hợp người bệnh cảm thấy chứng tram cam là nghiêm trọng hoặc nếu có ý nghĩ tự sát, hãy tham vấn một bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngay lập tức để được điều trị hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của một phòng cấp cứu gần nhất. Với quá trình điều trị đúng đắn, rối loạn cảm xúc theo mùa có thể thuyên giảm tốt”.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Trầm cảm ở trẻ em

Những dấu hiệu dưới đây cho thấy trẻ em bị tram cam. Khác với những dấu hiệu mà người lớn một chút.  Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý quan sát.

1. Cảm thấy tức giận hầu hết thời gian

Thanh thiếu niên chỉ học tập để vật lộn với một loạt cảm xúc của con người. Vì vậy, khi cảm thấy chán nản, chúng thường có xu hướng trở nên nóng tính và thể hiện sự tức giận bằng cách la hét, đập cửa hay những điều tương tự.

2. Cảm thấy vô dụng hay vô giá trị

Khi ở tuổi này mà trẻ bắt đầu xem cuộc sống của mình vô vị, chẳng có giá trị nào, thường nói mình cảm thấy mình vô dụng thì phụ huynh hãy cẩn thận. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang hướng tới thế giới đen tối của trầm cảm.

3. Cảm thấy buồn mà không có lý do

Phụ huynh có thấy con mình ảm đạm, trầm lắng mà không có lý do chính đáng. Tần suất xảy ra ngày một thường xuyên hơn. Đây là lúc cần dành nhiều thời gian tìm hiểu và giúp đỡ con vượt qua.

4. Thay đổi thói quen ngủ

Một dấu hiệu quan trọng của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên là sự thay đổi mạnh mẽ trong kiểu ngủ và thói quen ngủ. Trẻ thường ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít. Bố mẹ cần phải thận trọng và theo dõi con một cách cẩn thận.

5. Trở nên thèm ăn

Một số thanh thiếu niên đối phó với trầm cảm và căng thẳng bằng cách ăn uống quá mức. Mặc dù, một số chỉ dừng lại ở việc ăn nhưng cũng cần thận trọng.

6. Mất hứng thú trong công việc, sở thích

Khi thấy trẻ chỉ ngồi yên mà không có biểu hiện quan tâm đến bất kỳ hoạt động chúng từng thích thú trước đó, mất hứng thú và rút khỏi các hoạt động yêu thích chứng tỏ đang có một cái gì đó gây phiền toái chúng.

7. Luôn cảm thấy mệt mỏi

Hãy quan sát bạn bè của chúng xem có biểu hiện mệt mỏi ở mọi lúc như con mình không? Đây có thể là một tiếng chuông cảnh báo!

8. Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội

Thù địch quá mức hay nổi loạn có thể là một chiến lược đối phó với sự chán nản của chúng. Vì vậy, thay vì trừng phạt, phụ huynh nên cố gắng quan tâm con hơn và tìm hiểu những lý do thực sự đằng sau những hành vi như vậy.

9. Thích ở một mình

Mỗi đứa trẻ nói chung đều rất thích được tôn trọng sự riêng tư. Nhưng nếu trẻ tự tách mình ra khỏi bạn bè và gia đình thì đó là một dấu hiệu cho thấy chúng đang cần giúp đỡ.

10. Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết

Nếu cuộc trò chuyện của trẻ xoay quanh cảm xúc của cái chết hoặc tự sát, thì đừng xem nhẹ việc này và hành động nhanh chóng.

Quan tâm và hỗ trợ con trong độ tuổi mới lớn là rất cần thiết. Nếu cần thiết hãy dẫn con mình đến các bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ tâm lý  để giúp con thoát khỏi gian đoạn khó khăn này.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Cách giảm căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống

Thành công thật khó có thể mỉm cười với bạn nếu bạn luôn rơi vào trạng thái stress, căng thẳng lo âu, met moi. Bởi vậy khi có dấu hiệu stress, met moi hãy học cách để giải tỏa nó bằng các cách thư giãn nghỉ ngơi, tăng cường vận động...

Ngoài ra, theo Đông Y quan niệm căng thẳng đích thực là căn bệnh tại tâm. Áp lực công việc, áp lực học hành thi cử lớn, cường độ công việc cao, lo toan, tính toán…làm tâm khí hao tổn suy kiệt dẫn đến mất ăn mất ngủ, rối loạn thần kinh, kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác… Hơn nữa, “Tâm chủ thần minh, tâm tàng thần” tâm điều khiển sự sáng suốt minh mẫn, hành vi của bản thân mỗi người. Tâm có mạnh khỏe thì mới cho chúng ta một tinh thần mạnh mẽ, bình yên trong tâm trí, một động lực sức mạnh, trí tuệ sáng suốt để làm việc và học tập. Dựa trên căn nguyên gây stress, mệt mỏi, Y học cổ truyền đã sử dụng bài thuốc thanh tâm, định thần, ích trí với các thảo dược thiên nhiên như Bạch linh, liên nhục, bạch quả…để giúp con người luôn có được một trí óc minh mẫn sáng suốt nhất nâng cao hiệu quả công việc, kết quả học tập một cách tốt nhất trong xã hội “hối hả” này. Những bài thuốc này được xem là trợ thủ đắc lực của học sinh, sinh viên, người làm việc trí óc, giúp họ “Trí sáng suốt, Não minh mẫn” để thành công hơn trong học tập, công việc và cuộc sống.
Stress, mệt mỏi xảy với bất kỳ ai khi chúng ta luôn đứng trước những nguy cơ quá tải trong công việc, học tập cũng như các mối quan hệ. Vấn đề là mỗi cá nhân phải làm gì để giải tỏa stress, chống mệt mỏi và không để stress, mệt mỏi biến thành trở ngại cuộc sống của chính mình. Hãy học cách thư giãn, nghỉ ngơi, tăng cường thể chất đồng thời giải quyết tâm bệnh của mình với các bài thuốc thanh tâm nhiệt hiệu quả.

Dấu hiệu trầm cảm theo mùa

1. Buồn bã

SAD là một dạng tram cam, và nó có hầu hết những đặc điểm của trầm cảm. Hai triệu chứng chủ yếu là cảm thấy buồn bã và mất hy vọng, mất hứng thú với các hoạt động (chẳng hạn công tác xã hội) mà bình thường bạn vẫn yêu thích.

Nếu bạn trải qua các triệu chứng này trong ít nhất 2 tuần, nó là dấu hiệu của tram cam. Nếu bạn cảm thấy điều này chỉ có trong mùa thu và đông, và các triệu chứng đó biến mất trong thời gian còn lại của năm, nó có thể là dấu hiệu bạn bị tram cam mùa đông.

2. Buồn ngủ và mệt mỏi

Những người mắc chứng SAD thường có xu hướng cần ngủ nhiều hơn trong mùa đông, đôi khi hơn rất nhiều. Trong một nghiên cứu trên tạp chí Psychosomatic Research, các bệnh nhân bị chứng SAD trung bình ngủ 7,5 tiếng trong mùa hè, 8,5 tiếng trong mùa xuân và thu, và cần đến 10 tiếng trong mùa đông.

Tuy nhiên, bạn buồn ngủ nhiều hơn không có nghĩa là bạn cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn. Các nghiên cứu khác cho thấy người mắc SAD thường bị chứng mất ngủ, và rối loạn giấc ngủ, do vậy có xu hướng gà gật ở nơi làm việc.

3. Dễ cáu kỉnh

Giận dữ, cáu kỉnh là những triệu chứng phổ biến của tram cam và SAD. So với người bình thường, người mắc chứng SAD dễ bị kích thích hơn nhiều so với người khỏe mạnh. Họ cũng dễ nỗi nóng hơn những người trầm cảm thông thường (không phải theo mùa).

4. Thèm ăn hơn

Giống như tram cam  SAD làm tăng cảm giác ngon miệng ở một số người. 65% người bị chứng rối loạn này cảm thấy đói hơn trong những tháng trời tối, lạnh lẽo. Đây có thể là một phản ứng sinh lý của cơ thể nhằm giúp bạn "xốc lại tinh thần". Vì thế đến cuối mùa này, bạn thường tăng cân.

5. Thèm chất bột

Người mắc SAD có cảm giác thèm rất chất bột (như mỳ, bánh mỳ), vì chúng có tác dụng làm tăng tiết chất truyền thần kinh serotonin - giúp cải thiện tâm trạng.

6. Khó tập trung

Trầm cảm có ảnh hưởng đến một loạt hoạt động xử lý tâm thần trên não, như khả năng tập trung, nói, ghi nhớ... Ở người mắc SAD, tình trạng này cũng tương tự như người bị trầm cảm không theo mùa.

7. Mất hứng với tình dục

Thiếu quan tâm đến sex là một triệu chứng phổ biến ở những người bị SAD và tram cam. Nhưng điều này chỉ đúng với người bị SAD trong mùa thu, đông.

Ngược lại, nếu rối loạn này xảy ra vào mùa xuân - hè (một dạng hiếm gặp hơn nhiều, còn gọi là trầm cảm mùa hè) thì lại có các triệu chứng đối ngược, chẳng hạn gia tăng ham muốn tình dục.

Để chữa chứng này, người ta thường dùng liệu pháp ánh sáng hoặc thuốc chống tram cam  Với liệu pháp ánh sáng, người ta có thể hẹn giờ để một ngọn đèn trên đầu giường bật sáng lúc bạn gần thức giấc, và từ từ sáng dần lên. Hoặc đặt một "hộp đèn" huỳnh quang trước mặt bạn lúc đang ăn, đọc sách hay làm việc buổi sáng (đèn có độ sáng mạnh hơn ánh sáng trong nhà) trong vòng 30 phút đến 2 tiếng. Sau khoảng 5 ngày đến 2 tuần bạn sẽ thấy tác dụng.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Những cách để thoát khỏi tình trạng mệt mỏi



Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn met moi, đó là khi cơ thể bạn bị hao hụt, mất đi năng lượng.  Có một số  cách để bạn thoát khỏi tình trạng met moi dễ dàng.
1. Hít thở sâu  
Thở nông sẽ khiến phổi của bạn không cung cấp đủ lượng oxy tối đa cho các mạch máu trong cơ thể. Bởi thế, hãy thực hành hít thở sâu mỗi ngày để cơ thể được cung cấp một nguồn oxy tối ưu.  
Hãy bắt đầu bằng cách hít vào bằng mũi và đếm thầm từ 1 đến 5, sau đó nhẹ nhàng thở ra rồi đếm thầm từ 1 đến 8, rồi lại hít vào. Cứ thế, việc hít vào sâu trong khoảng thời gian ngắn hơn thở ra sẽ giúp làm chậm nhịp tim và năng lượng oxy cho cơ thể.  
2. Làm điều mới mẻ  
Tiến sĩ Gregory Berns, một nhà thần kinh học tại Đại học Emory ở Atlanta, Georgia (Mỹ), nói rằng các hoạt động mới lạ sẽ khiến não giải phóng dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh thường được giải phóng khi bạn vui vẻ như lúc bạn quan hệ tình dục, ăn loại bánh yêu thích hoặc khi chơi xổ số.  
Bởi thế, thử làm một vài điều mới mẻ như cố tình đậu xe ở một ví trí khác, gấp chiếc khăn tắm ở một hình thù khác, học một thứ ngoại ngữ mới lạ, tham gia các lớp khiêu vũ hay đến các tụ điểm vui chơi mà bạn chưa từng đến…, điều đó sẽ giúp bạn tăng năng lượng một cách ngắn hạn trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng. 
 3. Cười  


Các hoạt động vui chơi và gặp gỡ những người hài hước sẽ giúp nâng tinh thần và cả năng lượng của bạn. Hãy tham gia các hoạt động giải trí mà bạn thích (nhưng cần biết tự làm chủ bản thân để không ham mê quá đà), hay đơn giản chỉ là đi chơi với những người có khiếu hài hước, điều đó sẽ giúp giải phóng endorphins, chất giúp cơ thể nạp thêm năng lượng.  
Nếu không có những người bạn hài hước, thì cách đơn giản nhất để tâm trạng được vui vẻ là lên youtube, xem phim hài hoặc các chương trình truyền hình giải trí…  
4. Uống nước  
Huyết thanh trong máu sẽ giúp các tế bào có thể đốt cháy đường để tái tạo năng lượng cho cơ thể. Vì thế, uống nước là một việc cần thiết khi bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi. 8 ly nước (khoảng 2 lít nước) là đủ cho cơ thể bạn mỗi ngày. Và caffeine không gây mất nước, nhưng quá nhiều caffeine lại có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể.  
 5. Gạt bỏ lo lắng  
Quá nhiều mối quan tâm đến cuộc sống có thể sẽ cản trở giấc ngủ, và ngủ kém chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự mệt mỏi vào ban ngày. Làm thế nào để gạt bỏ âu lo và suy nghĩ ra khỏi đầu trước khi lên giường? Rất đơn giản, hãy bắt chước Mr.Bean: Đếm cừu.  
6. Hát trong mưa  
Việc làm tưởng như lãng mạn nửa mùa này lại hết sức có lợi cho cơ thể bạn. Không khí ngoài trời chứa nhiều các ion âm hơn. Những ion này làm cho phổi của bạn hấp thụ oxy dễ dàng hơn.  
Khí quyển đặc biệt thay đổi với các ion âm vào trước và trong lúc trời mưa, vì thế việc hít thở sâu khi hát sẽ giúp cơ thể được cung cấp oxy và tăng năng lượng.  
7. Nhìn màu đỏ  
Theo nghiên cứu tại trường Đại học Rochester, nhìn thấy màu đỏ sẽ khiến cơ bắp của bạn di chuyển nhanh hơn và làm việc nhiều hơn, tạo cho bạn một năng lượng dồi dào. Vì thế, đừng quên cắm một lọ hoa đỏ tươi trong tầm nhìn để xóa tan mệt mỏi mỗi ngày. 
8. Ngáp
Theo tiến sĩ Andrew Gallup tại Đại học Princeton, thì ngáp là một cách làm át não và đánh thức não dậy. Vì thế, cứ ngáp đi nếu muốn, bởi nó cũng là một cách chống mệt mỏi khá hữu hiệu.

Trầm cảm- những thông tin cần biết

Những biểu hiện thường gặp ở người tram cam

Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi.
- Mất thích thú trong cuộc sống. Đi đứng chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần vợ gần chồng, thấy mọi người, con cháu vui chơi cũng không quan tâm.
- Ăn ít, không ngon, nhạt miệng.
- Trằn trọc khó ru ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe.
- Đầu óc khó tập trung, do dự không "quyết" được, không đối phó được.
- Hay than nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, hồi hộp ép ngực, xoa bóp tay chân vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay tự mua thuốc uống không hết.
- Có người có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận.
- Người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, đãng trí, cảm thấy bế tắc.
- Tự nghĩ chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người ta, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm cách chết.
Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới tram cam
"Sang chấn tinh thần", những cú "sốc" như mất người thân, áp lực công việc, khó khăn quá lớn, gãy đổ sự nghiệp, bất hòa kéo dài.
Học sinh, sinh viên quá nhiều bài vở, hẫng hụt, xuống sức học rồi đuối dần.
- Người lớn tuổi biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm với bệnh già.
- Người đã qua một thời gian hưng cảm: quá tự tin, không cần ngủ, nói nhanh, bốc đồng "tài ba dỏm" (bệnh nhân loạn khí sắc lưỡng cực). Người bệnh tâm thần phân liệt cũng có thời gian bị trầm cảm.
- Ngay sau sinh con, tỷ lệ không nhiều nhưng khá trầm trọng, phải phát hiện sớm.
Điều cần làm khi thấy triệu chứng tram cam
Không coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể hết triệu chứng cho bạn bè, cho người thân.
- Khi phát hiện người bị trầm cảm phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm và giúp đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm sẽ tránh được cơn trầm uất, thất thần quẫn trí.
- Khám bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc rồi cũng phải theo dõi đề phòng triệu chứng nặng thêm.
Lời khuyên khi đi khám bác sĩ
Nếu bệnh nhân đã tìm cách quyên sinh rồi thì phải “cấp cứu” bệnh viện gần nhất.
- Cần đi khám và điều trị ở bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Đừng mất thời gian uống thuốc từ bác sĩ không đúng chuyên khoa.
- Bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải thích đúng cơ chế, có kinh nghiệm chọn thuốc chống tram cam, biết dùng thuốc điều chỉnh khí sắc và lường trước tác dụng phụ của thuốc. Có nhiều loại thuốc chống tram cam  chọn đúng, dùng đúng chiến lược, bài bản mới giúp tỷ lệ khỏi bệnh cao, ít tái diễn.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Điều trị trầm cảm

Điều trị tram cam gồm thuốc, trị liệu tâm lý tư vấn, hỗ trợ xã hội và cách sống thay đổi. Những phương pháp này thường được áp dụng trực tiếp vào thể chất, tinh thần, quan hệ xã hội là những yếu tố tạo nên trầm cảm.
       Thuốc điều trị
Có những dạng tram cam nếu dùng thuốc sẽ rất có kết quả. Thuốc chống trầm cảm cân bằng các hóa chất trong não ảnh hưởng đến tinh thần như serotonin và norepinephrine. Nhóm thuốc phổ biến nhất chống tram cam gọi là Selective Serotonin Reuptake Inhibitors (SSRIs). Các lọai thuốc trong nhóm này gồm fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil), fluvoxamine (Luvox), sertrline (Zoloft) và citalopram (Celexa). Phản ứng phụ của các lọai thuốc này là giảm họat động tình dục,nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, đau dạ dày, tiêu chảy, bồn chồn hay lo sợ. Một lọai thuốc cũng hay xử dụng để chống trầm cảm là venlafaxine (Effexor), lọai thuốc này ảnh hưởng đến chất serotonin và norepinephrine trong não. Phản ứng phụ hay gặp khi xử dụng Effexor là đau dạ dày, nhức đầu, mất ngủ và lo sợ.
Những lọai thuốc chống trầm cảm khác cũng thông dụng gồm tricylic chống tram cam như amitriptyline (Elavil) và nortiptyline (Aventyl); các thuốc bổ xung như dược thảo của St. John, chất kích thích như Ritalin.
        Tâm lý trị liệu
Hai phương pháp thường được áp dụng cho tram cam là tâm lý trị liệu về hành vi và giao thiệp. Tâm lý trị liệu về hành vi có giới hạn trong thời gian trị liệu, giúp một người có thể tự lượng định suy nghĩ và niềm tin, đồng thời nhìn sự việc tích cực hơn. Tâm lý trị liệu dạng này còn giúp người bị trầm cảm thay đổi họat động từ đó thay đổi cuộc sống có ý nghĩa hơn.
 Tư vấn về giao thiệp kéo dài dưới 16 tuần, tập trung vào một trong bốn lãnh vực gây ra trầm cảm gồm an ủi về những mất mát người thân, thay đổi trong cuộc sống, mâu thuẫn, thiếu hỗ trợ trong xã hội từ người thân. Tư vấn tập trung giúp vượt qua và xây dựng lại quan hệ với người thân.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Những bệnh có thể gây ra mệt mỏi

Nhiều người met moi không rõ nguyên nhân tại sao. Dưới đây là 10 bệnh có thể làm bạn cảm thấy như vậy.

Nguyên nhân chủ yếu gây met moi

Trong số 20 - 30% trường hợp mệt mỏi thì có nguyên nhân là từ một bệnh dưới đây. Nếu bệnh tật gây cho bạn sự mỏi mệt thì bạn sẽ cảm thấy đột ngột met moi hoặc ngày càng met moi hơn.

Nếu cảm thấy quá met moi hi đi bộ, làm việc, tắm hay đơn giản là mặc quần áo thì hẳn đó là một bệnh nghiêm trọng. Vậy sựmet moi của bạn có phải là triệu chứng của một bệnh nào đó?

1. Suy nhược và u sầu

Cứ 10 người thì có 1 người bị suy nhược trong một giai đoạn nào đó. Rất nhiều người suy nhược phàn nàn rằng họ thấy mệt mỏi. Sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin có thể gây ra mệt mỏi, thờ ơ và có cảm giác đau đầu.

2. Bệnh thiếu máu

Thiếu sắt hay hồng cầu có thể khiến lượng ôxy tới các tế bào giảm và nếu não, cơ bắp và một số bộ phận khác không đủ ôxy sẽ khiến bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bạn đi bộ, hay làm việc gì cần tới thể lực.

3. Bệnh về khớp

Đặc điểm của các bệnh này, kháng thể chống lại chính cơ thể. Sự tấn công của hệ miễn dịch gây suy kiệt năng lượng cơ thể. Bệnh về khớp gồm viêm khớp, thấp khớp, luput, sừng hóa da.

4. Trục trặc tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất ra các hormone quyết định tốc độ chuyển dưỡng của cơ thể. Nếu hormone tuyến giáp quá ít thì sẽ làm quá trình chuyển dưỡng chậm lại. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, da và tóc trở nên khô, xỉn và bạn có thể tăng cân do cơ thể chậm “đốt cháy” calo. Chân có cảm giác bị sưng và nhịp tim chậm lại. Bạn có thể cảm thấy met moi đến mức mà cơ thể bị suy nhược.

5. Tiểu đường và kháng cự insulin

Nếu bạn bị tiểu đường typ 1 hay typ 2 thì các tế bào trong cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện chức năng cơ bản. Chỉ một sự cố gắng nhỏ cũng đủ để làm bạn thấy mỏi mệt vô cùng.

6. Có vấn đề về huyết áp
 
Huyết áp cao hay thấp đều gây mệt mỏi. Một số loại thuốc huyết áp cũng có thể gây mệt mỏi. Mệt mỏi cũng là 1 triệu chứng quan trọng cho thấy thận có vấn đề nào đó như chức năng lọc thải trục trặc khiến huyết áp tăng cao và gây ra bệnh thiếu máu, làm bạn thấy mệt mỏi.

Huyết áp thấp thường khiến người mang bệnh bị chóng mặt và lờ đờ.

7. Những bệnh liên quan tới sốt và viêm nhiễm

Hầu hết các viêm nhiễm đều làm bạn cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, đặc biệt là khi chúng có kèm theo sốt.

Nếu bệnh ở nội tạng như phổi, tủy xương hay cơ tim, tình trạng mệt mỏi sẽ rất trầm trọng. Ví như các bệnh viêm màng trong tim, viêm cơ tim, viêm phổi không triệu chứng (thường gặp ở người già), HIV (kèm thêm giảm cân, tiêu chảy, viêm phổi, thiếu máu), lao và viêm gan.

8. Ngừng thở khi ngủ và có vấn đề về tai mũi họng

Viêm mũi mãn tính (dị ứng), viêm xoang, sưng amidan, ngưng thở khi ngủ đều có thể gây rối loạn giấc ngủ và làm giảm lượng ôxy cung cấp cho các tế bào. Thậm chí bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

9. Bệnh tim

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề nào đó ở tim, loạn nhịp tim, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Theo các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ), 71% phụ nữ mệt mỏi trong 1 tháng trước khi bị nhồi máu cơ tim và 43% trong khi có một cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Dấu hiệu quan trọng của chứng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường là hơi thở ngắn, met moi và không đau đớn.

10. Những triệu chứng không nên bỏ qua

Một số triệu chứng kết hợp với những đợt mệt mỏi đột ngột có thể là dấu hiệu báo trước một bệnh nghiêm trọng nào đó. Đó có thể là tiếng chuông cảnh báo mà bạn cần hết sức lưu tâm khi đau ngực, thở gấp, các cơ bắp trở nên yếu ớt, có ý nghĩ tự tử.

Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay trầm cảm nặng. Hãy đến bác sĩ ngay lập tức. Hơi thở gấp, đặc biệt là khi bạn nằm xuống hay tập luyện, có thể là dấu hiệu của bệnh mạch vành hay các bệnh liên quan tới phổi.

Sụt cân đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh liên quan tới tuyến giám, viêm nhiễm mãn tính.

Sốt và đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu của một viêm nhiễm nghiêm trọng chẳng hạn như HIV, sốt Malta, tuberculosis, hay endocarditis.

Da vàng hay xám hoặc mắt vàng có thể biểu hiện của thiếu máu hay viêm gan.

Một số biểu hiện khác chẳng hạn như nhìn 1 hóa 2, mắt mờ, nổi gân ở cổ, da mất cảm giác, đau ở vùng dạ dày, yếu cơ, lõm ở tay/nách/háng, xuất huyết... cũng cần đi khám ngay.

Khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể

 Suy nhuoc co the  thường xảy ra ở người lao động nặng hoặc người mắc nhiều bệnh mạn tính dẫn đến ăn uống nhiều mà cơ thể không hấp thu tốt, tiêu hóa kém, người luôn mệt mỏi, gầy gò, sợ lao động, lúc nào cũng như người tụt huyết áp. Ngoài chế độ nghỉ ngơi, bệnh nhân nên lựa chọn những món ăn mau phục hồi sức khỏe.
Chè long nhãn giúp chữa suy nhuoc co the
Cháo bột hạt súng: Hạt súng (khiếm thực) 100g, gạo tẻ 50g nấu nhừ thêm muối gia vị vừa đủ ăn. Tác dụng: Bổ tỳ, thận, sáp tinh, trừ thấp... ăn thích hợp người tỳ hư đại tiện lỏng, ăn ngủ kém, nam giới hay di tinh mộng tinh, tiểu tiện không tự chủ, nữ giới bị khí hư bạch đới, người già mắt yếu, tai nghe kém.
Cháo củ cải: Củ cải gọt vỏ thái nhỏ, 100g, gạo tẻ 50g, thêm vài lát cà rốt nấu nhừ gia vị vừa đủ ăn. Tác dụng: Tiêu thực, mát phế, tiêu đờm, giải độc, dưỡng huyết... ăn thích hợp chứng bụng đầy chậm tiêu, phế nhiệt ho đàm tức ngực, sỏi thận, sạn mật... Tài liệu gần đây cho rằng, củ cải tăng khả năng đào thải thức ăn dư thừa tồn đọng trong cơ thể. 
Cháo lươn: Lươn làm sạch bỏ ruột luộc lấy thịt 100g, gạo ngon 100g nấu cháo thêm gia vị vừa đủ ăn nóng. Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp... ăn rất tốt cho người suy nhược mới ốm dậy, phong thấp đau nhức, kiết lỵ, trĩ táo bón, tiêu hóa kém, phụ nữ ra huyết trắng. 
Chè long nhãn: Những người môi nhợt, ăn ngủ kém, do tâm khí hư... phép trị bổ tâm an thần, bổ khí dưỡng huyết. Long nhãn 50g, hạt sen 30g, táo đỏ 20g nấu chè ăn... Ngoài ra, nên ăn chất đạm từ thực vật như đậu đỏ, hà lan, đậu nành, chất béo thực vật như dầu mè, đậu nành, lạc, ngô, ô liêu, mỡ cá, rau củ nên ăn bí đỏ, cà rốt, hành, hẹ, kiệu, rau mùi, thì là, các loại rau thơm... Các loại cá hồi, trai, ngao, sò, hến, tim heo, hoặc tim bò dê, đều là món ăn tốt cho tâm.

Nguyên nhân khiến bạn mất ngủ khi mang thai

Nguyên nhân chính là do khi bạn có thai kéo theo một loạt các thay đổi, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi làm bạn khó tìm ra một tư thế ngủ phù hợp. Đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ thì bạn sẽ phải xoay trở, điều chỉnh tư thế nằm suốt đêm nên nhiều bà bầu than vãn mất ngủ trong cuối thai kỳ.
Mat ngu khi mang thai là trường hợp thường gặp ở rất nhiều phụ nữ

Ngoài ra các yếu tố khác cũng góp phần gây ra hiện tượng mat ngu của bạn:
- Dậy nhiều lần trong đêm: do dạ con phát triển chèn ép lên bàng quang, hơn nữa thận của bạn phải tăng thêm 30 - 50% công suất nên bạn phải dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm làm bạn khó ngủ lại
- Đau lưng, xương hông và chân: do em bé ngày càng lớn, khối lượng cơ thể của bạn tăng nhanh làm cột sống và chân bạn chịu thêm “tải trọng”.
- Bị ợ hơi và táo bón: do dạ con phát triển đẩy dạ dày lên trên, thức ăn bị giữ lại lâu hơn nên làm bạn bị ợ hơi và táo bón.
- Ốm ngén trong thai kỳ: những khó chịu trong giai đoạn đầu thai kì như buồn nôn, sợ mùi vị, mệt mỏi… cũng làm bạn mất ngủ.
- Do thay đổi nội tiết trong cơ thể người mẹ.
- Thiếu vitamin B cũng làm bạn trằn trọc. Không sử dụng Vitamin B vào buổi tối, hãy uống vào sáng sớm.
- Khó thở: do có sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai làm hơi thở bạn chậm và sâu làm bạn hít thở rất khó khăn trong giai đoạn mới mang thai. Càng về sau, khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành, bạn càng khó thở hơn.
- Bị chuột rút: càng về cuối thai kì, những cơn co cơ, chuột rút ngày càng xuất hiện nhiều về đêm khiến bạn đau điếng và tỉnh dậy giữa đêm.
- Những suy nghĩ, lo lắng và hoạch định kế hoạch trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh bé cũng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
- Những giấc mơ hoặc ác mộng làm bạn không thể ngủ ngon. Những suy nghĩ lo âu trong quá trình mang thai làm bạn hay gặp ác mộng khi ngủ.
- Bé “đạp” mẹ cũng làm cho bạn khó ngủ hơn: vì bé nằm trong bụng tối hoàn toàn nên không có khái niệm ngày hay đêm. Bé xoay chuyển, nhào lộn và đạp tứ tung trong bụng mẹ bất kể lúc nào nên cũng làm mẹ mất ngủ.

Điều trị hiệu quả rối loạn lo âu

Bệnh roi loan lo au có biểu hiện tương đối đặc biệt: Người bệnh luôn cho rằng có một điều xấu (về sức khỏe, tài chính, công việc...), đôi lúc hoang tưởng bệnh tật đang và thậm chí đã xảy ra với mình, dù rằng thực tế không phải vậy.
Cùng với những lo lắng mơ hồ hoặc rõ rệt, cảm giác bất an luôn thường trực hằng ngày, bệnh nhân roi loan lo au còn dễ bị mắc thêm các chứng bệnh về rối loạn thần kinh thực vật khác như hồi hộp, nghẹt thở, đau ngực, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ. 


                                                                       Ảnh minh họa
Cũng giống như các chứng bệnh tâm thần khác, cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh roi loan lo au  Người ta cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố môi trường, sang chấn tâm lý, kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu.
Do là một dạng bệnh rối loạn tâm lý, có tác giả xếp roi loan lo au vào một dạng rối loạn tâm thần, nên bệnh cũng được điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý kết hợp với dùng thuốc, trong đó liệu pháp tâm lý giữ vai trò chủ đạo.
Thuốc dùng trong căn bệnh này không nhằm mục đích điều trị, mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Hai loại thuốc chính được sử dụng là thuốc an thần và chống trầm cảm.

Loại thuốc đang được dùng phổ biến hiện nay là nhóm thuốc ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), và loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin cùng nhóm benzodiazepine. Việc lựa chọn loại thuốc nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như bệnh nhân có bệnh lý khác kết hợp hay không, điều kiện tài chính...
Các loại thuốc nói trên đều ít nhiều có tác dụng phụ. SSRI là loại thuốc ít có nguy cơ về tim mạch, kháng cholinergic và ngộ độc liên quan đến quá liều, nhưng nó có tác dụng phụ trên chức năng tình dục.
Dùng loại thuốc nhóm benzodiazepin thì có những nguy cơ phụ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài. Loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường kèm theo các nguy cơ lên hệ tim mạch.

Trong bệnh roi loan lo au  điều trị tâm lý mới là quan trọng (tham vấn tâm lý). Có nhiều phương pháp điều trị tâm lý khác nhau nhằm giúp bệnh nhân quen dần với điều làm họ hoảng sợ, rồi dần dần đương đầu với chúng.
Có hai dạng trị liệu tâm lý rất hiệu quả là trị liệu hành vi, trong đó chú trọng tới việc thay đổi hành vi; và trị liệu về nhận thức, trong đó dạy cho người bệnh cách hiểu và thay đổi lối suy nghĩ để có thể phản ứng với các tình huống khiến họ cảm thấy lo lắng.

Trị liệu bằng các liệu pháp hành vi nhận thức hiện còn chưa được phổ biến ở Việt Nam. Việc điều trị bao gồm nhiều nội dung khác nhau như giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cách xử lý khi có những biểu hiện của lo âu, hoảng sợ, như tập thư giãn, tập hít thở sâu, hoặc có những liệu pháp giúp bệnh nhân dần dần thích nghi được với các hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ dần biến mất.
Để điều trị hiệu quả thường kết hợp cả hai phương pháp dùng thuốc và hành vi nhận thức.
Ngoài việc dùng thuốc và điều trị tâm lý, những người mắc RLLA sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nếu họ được người thân giúp đỡ, an ủi, động viên và khích lệ. Khi người bệnh tâm sự với bạn về nỗi lo lắng nào đó, bạn đừng vội phủ nhận. Hãy tìm cách giải thích thật cụ thể và dễ hiểu với tất cả sự cảm thông, người bệnh sẽ bớt lo lắng hơn.

Người bị roi loan lo au cũng nên tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là luyện tập yoga, học các bài tập thả lỏng, khí công thở để điều hòa khí huyết, thư giãn tinh thần, từ đó dễ trút bỏ được căng thẳng và kiểm soát được lo âu.
Trong các mối quan hệ xã hội, người bị roi loan lo au chỉ nên tập trung vào những mối quan tâm mang tính sáng tạo, sẽ tốt hơn là những mối quan tâm mang tính cạnh tranh; gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời củng cố những cảm giác tích cực.
Nếu có điều kiện, người bệnh nên theo học những lớp học mang tính tích cực nhằm thích nghi với môi trường hoàn cảnh, nâng cao khả năng quyết đoán để làm tăng thêm lòng tự tin và sức mạnh.

Triệu chứng của bệnh trầm cảm


Tram cam cần được chữa trị kịp thời
Tram cam có thể dẫn đến rối loạn về nhận thức và trí nhớ, ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ sa sút tâm thần, mất định hướng về không gian - thời gian, mất khả năng phán đoán và làm việc độc lập. Có thể phát hiện sớm bệnh tram cam qua một số triệu chứng lâm sàng.


Bạn hãy tìm đến bác sĩ tâm thần hoặc tâm lý để khám và điều trị kịp thời nếu có 5 trong 9 dấu hiệu dưới đây:
1. Khí sắc trầm, có cảm giác buồn và trống rỗng trong nhiều ngày liền.
2. Giảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các hoạt động. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày. Bệnh nhân có thể tự cảm thấy hoặc được người khác quan sát thấy.
3. Gia tăng cảm giác biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn đến việc tăng hay giảm cân đáng kể (thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng).
4. Khó ngủ hoặc mất ngủ.
5. Tăng quá mức hoặc suy giảm vận động. Dễ bị kích động hoặc có phản xạ chậm chạp. Bệnh nhân khó tự nhận biết điều này.
6. Mệt mỏi, có cảm giác như mất năng lượng từng ngày.
7. Thấy bản thân vô dụng hoặc bị giày vò một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi (gần giống như cảm giác hoang tưởng).
8. Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán và ra quyết định.
9. Nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này.


Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Những thói quen có thể gây mệt mỏi

Những thói quen hàng ngày có thể gọi là vô hại đối với chúng ta khi chúng ta luôn đã và đang sống hàng ngày với nó. Nhưng rất nhiều tác hại có thể mang đến với các thói quen đó. Đặc biệt nó có thể gây met moi cho con người. thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.

Không cười: Nếu không thể nhớ lần cuối cùng bạn cười là lúc nào thì nên suy ngẫm lại. Cuộc sống rất cần những nụ cười. Luôn nhắc nhở bản thân hôm nay mình đã cười chưa. Nếu chưa, hãy tìm một điều gì đó thật thú vị để mang lại nụ cười cho chính mình, bởi tiếng cười đã được chứng minh có tác dụng giảm stress, kích thích máu lưu thông, thư giãn cơ bắp, thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giảm đau.
Lười tập thể dục. Sự trì trệ của con người thường được gây ra do thiếu vận động. Một nghiên cứu gần đây cho thấy não có khả năng đối phó với căng thẳng một khi cơ thể được vận động tối ưu. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng, lấy lại sự tự tin và khỏe khoắn.
Nhạc không phù hợp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được lợi ích của âm nhạc đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, mỗi người có một “gu” riêng và bạn nên chọn cho mình dòng nhạc mình yêu thích để giúp đầu óc được thư giãn.
Bừa bãi. Muốn tinh thần được sảng khoái hãy dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp. Theo báo Huffington Post, sự bừa bộn và mất vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng cho nhiều người. 

mất ngủ một thủ phạm khiến bạn met moi
việc thức khuya và mất ngủ cũng khiến bạn bị met moi
Ít quan hệ tình dục. Khi nhu cầu tình dục được đáp ứng đầy đủ, con người sẽ trở nên vui vẻ và hoạt bát, kết luận của các chuyên gia sức khỏe. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy  tình dục đều đặn và lành mạnh được chứng minh có thể giúp giảm stress hiệu quả.
Thở gấp. Thở nhanh là phản ứng tự nhiên của con người khi đối mặt với căng thẳng. Nếu không biết cách kiểm soát hơi thở, bạn rất có thể khiến mọi việc thêm tồi tệ. Hãy tập thói quen giữ bình tĩnh trước mọi sự việc và tốt nhất tìm các bài hướng dẫn tập thở để luyện tập.   
Gồng mình. Bạn đang cố gắng để đối mặt với những căng thẳng. Nỗ lực của bạn thật đáng khen, nhưng nếu sự việc đi quá xa, hãy tạm thời tìm cách tránh nó, tránh gây ra cảm giác met moi cho chính mình.
Tự ti. Bạn đã không nói bất cứ điều gì tốt đẹp về chính mình. Hãy gạt bỏ suy nghĩ đó ra khỏi đầu. Trong trường hợp mọi chuyện rối tung lên, hãy tự trấn an rằng tất cả rồi sẽ ổn, mọi chuyện đều có hướng giải quyết… Những suy nghĩ tích cực rất hữu ích trong việc giảm bớt sự lo lắng. 
Ngủ nướng. Tập thói quen dậy sớm, làm vài động tác thư giãn, hít thở không khí trong lành có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy năng lượng của cơ thể. Theo các chuyên gia, thiết lập một giấc ngủ theo lịch trình khoa học không chỉ giúp bảo vệsức khỏe cho tim, chống lại một số bệnh ung thư cũng như hàng loạt vấn đề sức khỏe khác, mà còn giúp con người cảm nhận tốt hơn về cuộc sống và bản thân. 
Ôm đồm. Khi đối mặt với hàng đống việc cần phải làm, đừng rối lên. Hãy xem xét việc nào cần ưu tiên giải quyết trước, việc nào cần xử lý sau. Sắp xếp công việc khoa học là cách giúp bạn thoát khỏi cảm giác dồn ứ đến nghẹt thở. 
Nói “có” quá nhiều. Đôi lúc cần phải dùng từ “không” một cách quyết liệt để từ chối một số việc không cần thiết, nhằm giảm tải trách nhiệm của bản thân.
“Phẫu thuật” điện thoại. Dừng ngay việc kiểm tra tin nhắn, email trên điện thoại nếu thấy quá met moi. Nghiên cứu cho thấy áp lực khi phải liên tục trả lời các email, các cuộc gọi hay tin nhắn trên điện thoại khiến con người càng dễ rơi vào tình trạng quá tải.

Mẹo giúp nhanh chóng thoát khỏi tình trang suy nhược cơ thể

Bị suy nhuoc co the sau sinh hoặc do một số lý do nào đó. Mặc dù bạn đã dùng nhiều thức phẩm chức năng để có thể cải thiện tình hình. Dưới đâu là những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng suy nhuoc co the nêu trên.
suy nhuoc co the-  mot chung benh hết sức phổ biến
 - Lựa chọn chế độ ăn điều độ và khoa học: Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải quan tâm tới lượng calo và chất béo mà cơ thể bạn thu nạp vào. Nên chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả và ngũ cốc.
 - Hạn chế việc ăn uống theo sở thích nhất thời: Điều này có nghĩa là bạn cần phải "nghiêm khắc’ với bản thân trong việc ăn uống. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và lượng đường lớn.
 - Ăn theo thời gian biểu: Điều này cũng rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Bạn hãy ăn vào cùng một điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên ăn 3 bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ, và tuyệt đối lưu ý không nên bỏ bữa.
 - Tuân theo lời khuyên của bác sĩ: Lời khuyên của bác sĩ đối với bạn là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu tâm, đặc biệt trong những trường hợp bạn là người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch. Khi mắc những căn bệnh nan y này, bạn cần tuyệt đối thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống. Đừng ngại ngần và hỏi bác sĩ về bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dinh dưỡng.
 - Tránh xa rượu và thuốc lá: Thuốc lá và rượu luôn là "kẻ thù" đối với sức khoẻ và bạn có biết rằng chúng cũng là "thủ phạm" có thể tương tác với các loại thuốc chống suy nhược và gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn cần phải “đoạn tuyệt” với rượu và thuốc lá hơn bao giờ hết.
 - Cắt giảm lượng cafein: Lý do là bởi cafein được xem như một chất kích thích, nó có thể khiến cho bạn mất ngủ và rơi vào trạng thái tâm lý bất an. Cho nên bạn nên cắt giảm việc thu nạp hàm lượng cafein vào trong cơ thể, bên cạnh đó cũng nên hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và ăn socola.
 - Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega-3: Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng omega-3 được tìm thấy trong các loại cá, quả óc chó, đậu tương, hạt lanh và một số nhóm thực phẩm khác. Đây cũng là loại axit béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được và giúp cải thiện tâm trạng cũng như tính khí. Tuy nhiên, về liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này như thế nào bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
 - Hãy thông báo với bác sĩ về sự thay đổi vị giác của bạn: Khi bị suy nhược hay đang trong giai đoạn điều trị chứng bệnh suy nhuoc co the này có thể bạn có thể bị tăng hoặc giảm cân. Nếu điều này thực sự là vấn đề của bạn thì hãy gặp bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ngay.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Mất ngủ do suy nhược thần kinh

 hay khó ngủ là chứng bệnh gây giảm chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Đây là hiện tượng không ngủ được về đêm hoặc sau khi tỉnh giấc không thể ngủ lại được nữa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ nhưng điển hình nhất trong số đó là chứng suy nhược thần kinh. 
Đối với mỗi người, giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong khi ngủ, người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn do đó sẽ giảm các vận động cũng như phản ứng đối với kích thích bên ngoài. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm (dao động từ 4-11 tiếng). Giấc ngủ được nhìn nhận có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy cơ thể khỏe khoắn khi thức dậy… Các khảo sát cho thấy, thời gian ngủ của con người giảm dần theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì thời gian ngủ ban đêm sẽ càng ít.
Áp lực cuộc sống là nguyên nhân chính gây mat ngu

Một số triệu chứng của hiện tượng mat ngu bao gồm: khó ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Còn khi mất ngủ kéo dài, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm sức tập trung chú ý. Đặc biệt, dù mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc,… 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mat ngu  do các bệnh lý (dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, tăng huyết áp, hen phế quản,…); do lịch làm việc thay đổi bất thường, áp lực dẫn đến căng thẳng thần kinh, stress; do sử dụng các chất kích thích thần kinh (café, thuốc lá, rượu,…) hay do các bệnh lý về tâm thần. Theo ước tính, khoảng 35-50% trường hợp mất ngủ mạn tính có liên quan đến bệnh lý tâm thần, điển hình là suy nhược thần kinh hay còn gọi là tâm căn suy nhược 
Suy nhược thần kinh là một chứng bệnh có liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm hay rối loạn lo âu. Mất ngủ vừa là triệu chứng chủ yếu, vừa là hậu quả của suy nhược thần kinh. Ở một số người, tuy họ ngủ ít nhưng ban ngày vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc sáng suốt, tâm trạng bình ổn. Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh sẽ làm cho con người mệt mỏi, cáu gắt, muốn ngủ nhưng không ngủ được. 
Để điều trị mat ngu do suy nhược thần kinh, trước hết cần loại bỏ tận gốc rễ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Người bệnh nên có chế độ lao động và sinh hoạt hợp lý (chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể), tránh căng thẳng; điều trị các bệnh thực thể mạn tính kèm theo,... Một số loại thuốc thường được bác sỹ chỉ định là thuốc tăng cường dinh dưỡng tế bào thần kinh, tăng tuần hoàn, an thần, giải lo âu, tuy nhiên, chỉ giảm được các triệu chứng mất ngủ tạm thời. 
Hiện nay, để tăng cường tác dụng điều trị chứng bệnh mat ngu do suy nhược thần kinh, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang có xu hướng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, an toàn khi sử dụng lâu dài, điển hình trong số đó là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm này có thành phần chính là hợp hoan bì- một vị thuốc có tác dụng an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, kết hợp với các dược liệu quý khác như: hồng táo, viễn chí, uất kim, ngũ vị tử, toan táo nhân, nicotinamid, phosphatidylcholin… nên có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giúp làm giảm các triệu chứng mất ngủ, trầm cảm lo âu, căng thẳng và cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể. Chính vì vậy, Kim Thần Khang là một bài thuốc toàn diện giúp cải thiện triệu chứng: đau đầu, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể,… ở những người mat ngu do suy nhược thần kinh. 
Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên duy trì sử dụng Kim Thần Khang với liều 2-4 viên/lần, 2 lần/ngày và dùng theo đợt từ 3-6 tháng.