Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Roi loạn lo au lan toả là lo âu quá mức, không kiểm soát được với nhiều chủ đề mang tính chất mơ hồ, vô lý, không phù hợp với hoàn cảnh, môi trường. Lo âu thường kéo dài, tăng lên khi có sang chấn. Lo âu kèm theo các triệu chứng cơ thể như: Mất thư giãn, dễ mệt mỏi, khó tập trung hoặc cảm giác trống rỗng, dễ cáu gắt, căng cơ, rối loạn giấc ngủ dẫn tới mat ngu

Rối loạn lo âu lan toả thường gặp ở phụ nữ. Sự phát sinh và tiến triển của rối loạn thường liên quan đến stress môi trường mạn tính, tuy nhiên không dễ dàng nhận thấy nguyên nhân tâm lý cụ thể.

Bệnh nguyên và bệnh sinh rối loạn lo âu lan tỏa

Các giả thuyết về tâm lý: 1) Thuyết phân tâm: là hậu quả của sự dồn nén xung đột giữa bản năng, dục vọng cá nhân …với sự kiềm chế của đạo đức, xã hội, luật lệ …; 2) Thuyết hành vi: là đáp ứng có điều kiện đối với các kích thích đặc biệt là kích thích từ môi trường.

Giả thuyết về sinh học: Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh: gama Aminobutiric acide (GABA), norepinephrin (NE), serotonin (5-HT).

Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán

- Trạng thái căng thẳng, lo lắng, lo sợ kéo dài ≥ 6 tháng về các sự kiện thường ngày (sức khoẻ, công việc, tài chính, người thân …).

- Lo âu biểu hiện dai dẳng, met moi, không trội lên mạnh mẽ trong bất kỳ hoàn cảnh hoặc sang chấn môi trường đặc biệt nào.

- Các triệu chứng  thường rất thay đổi theo thời gian, có thể thay đổi hàng giờ.

- Có ít nhất 4 triệu chứng sau (1 triệu chứng từ mục 1-4) thuộc các nhóm:

- Các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật:

Hồi hộp, tim đập nhanh

Vã mồ hôi.

Run.

Khô miệng (không do thuốc hoặc mất nước ).

- Các triệu chứng liên quan đến ngực, bụng

Khó thở.

Cảm giác nghẹn.

Đau hoặc khó chịu ở ngực.

Sôi bụng, buồn nôn…

- Các triệu chứng về trạng thái tâm thần:

Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.

Tri giác sai thực tại hoặc giải thể nhân cách.

Sợ mất kiềm chế.

Sợ bị chết.

- Các triệu chứng toàn thân:

Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh.

Tê cóng hoặc cảm giác kim châm.

- Các triệu chứng căng thẳng:

Căng cơ hoặc đau cơ.

Bồn chồn hoặc không thể thư giãn được.

Có cảm giác tù túng hoặc căng thẳng tâm thần.

Cảm giác có khối trong họng hoặc khó nuốt.

- Các triệu chứng không đặc hiệu khác:

Đáp ứng quá mức hoặc giật mình trước kích thích nhỏ.

Khó tập trung, đầu óc trống rỗng vì lo âu.

Dễ cáu gắt.

Khó ngủ vì lo lắng.

- Cận lâm sàng:

Test Zung (hỗ trợ chẩn đoán): tổng điểm từ 40 (50%) trở lên là có lo âu bệnh lý.

Làm điện tâm đồ để loại trừ bệnh tim mạch (nếu bệnh nhân có các triệu chứng về tim như mạch nhanh, đầu vùng trước ngực ...).

Chẩn đoán phân biệt

Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ: lo âu xuất hiện do những hoàn cảnh hay đối tượng bên ngoài chủ thể, người bệnh tránh né hoàn cảnh hay đối tượng đó hoặc chịu đựng với sự khiếp sợ. Triệu chứng lo âu không nhẹ đi khi biết rằng người khác không coi hoàn cảnh hay đối tượng đó là nguy hiểm hay đe doạ.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: các triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm đều có nhưng không đủ nặng và không nhóm triệu chứng nào chiếm ưu thế.

Các bệnh thực thể thuộc hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hoá: có sự mất tương xứng giữa triệu chứng cơ năng và thực thể. Các triệu chứng hoạt động quá mức của hệ thần kinh tự trị và lo lắng mơ hồ mà rối loạn lo âu thường gặp trong đa khoa.

Điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Nguyên tắc

- Phối hợp tâm lý liệu pháp và hoá dược liệu pháp.

- Phối hợp thuốc giải lo âu và thuốc chống trầm cảm.

- Chọn liều thuốc và loại thuốc phù hợp với từng trường hợp.

- Điều trị duy trì tối thiểu 3-6 tháng sau khi hết triệu chứng.

Dùng thuốc

Thuốc giải lo âu:

Dùng một trong các loạn sau: Diazepam liều 5-10mg/ngày; Stresam: liều 50-100mg/ngày. Lưu ý: thuốc giải lo âu nên dùng ngắn ngày, đề phòng quen thuốc.

Thuốc chống trầm cảm:

Dùng một trong các loại sau: 1) Amitriptylin liều 25-50mg/ngày; 2) Paroxetin: liều 20-40mg/ngày; 3) Sertaline : liều 50-100mg/ngày; 4) Mirtazapine liều 30-45mg/ngày.

Thuốc an thần kinh

- Dogmatil: 50-100mg/ngày.

- Olazapine: 5-10mg/ngày.

Liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp tâm lý thông dụng như: Thư giãn luyện tập, Yoga.

Dự phòng bệnh

- Loại trừ các tình huống stress trong gia đình, cơ quan, ... có vai trò quan trọng trong phòng rối loạn lo âu.

- Bồi dưỡng nhân cách, giáo dục cho gia đình kiến thức bồi dưỡng nhân cách cho con cái cũng là một biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu.

- Bồi dưỡng sức khoẻ để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tình huống lo âu.

(Theo Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp - BV Bạch Mai)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét