Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Trầm cảm làm tăng nguy cơ sảy thai

Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm không phân biệt tuổi tác, bất cứ ai, mọi lứa tuổi đều có thể là đối tượng của trầm cảm. Tram cam khiến người bệnh thay đổi cách nhìn đối với thế giới bên ngoài theo những chiều hướng tiêu cực, luôn cảm thấy đơn độc, bế tắc và vô vọng.

Trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là từ 18 đến 45 tuổi, phụ nữ thường gặp hơn nam giới. Theo thống kê tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm khoảng 3-5% dân số. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, chủ yếu do 3 nhóm nguyên nhân sau:

Các nguyên nhân gây trầm cảm gồm 3 nhóm:

- Trầm cảm nội sinh

- Trầm cảm do stress

- Trầm cảm do các bệnh thực tổn: Rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh, roi loan lo au

Theo thống kê thì phụ nữ mang thai cũng rất dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Theo một số nghiên cứu có khoảng 10% phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh trầm cảm. Bệnh trầm cảm trong thai kì không dễ phát hiện, nhiều khi dễ nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi có thai.


Trầm cảm làm tăng nguy cơ sảy thai

Một số dấu hiệu thường gặp:

-  Khó ngủ, mat ngu hoặc ngủ li bì

- Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, dễ cáu kỉnh

- Tâm trạng buồn chán, tuyệt vọng, xuống sức

- Khóc vô cớ, không rõ nguyên nhân.

- Dường như không có năng lượng, ngại vận động.

- Lúc nào cũng thèm ăn hoặc không muốn ăn gì.

- Thờ ơ với mọi người xung quanh

- Không cảm thấy thích thú, hào hứng với mọi thứ.

- Khó tập trung, hay quên

- Cô lập với bạn bè và người thân, tự kỉ


Nguyên nhân những thay đổi trên

Mang thai là giai đoạn có rất nhiều thay đổi quan trọng đối với cơ thể người mẹ, cả về mặt thể chất lẫn về tâm lí, tâm trạng. Tâm trạng thay đổi có thể do sự căng thẳng, mệt mỏi, sự thay đổi các hoóc môn thai nghén.

Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kì (<12 tuần) và xuất hiện lại trong 3 tháng cuối, khi chuẩn bị sinh.

Một số nguyên nhân khác là sự phức tạp trong mối quan hệ hằng ngày (quan hệ vợ chồng, quan hệ với gia đình nhà chồng…); mang thai ngoài ý muốn, tiền sử mang thai khó khăn (vô sinh, sảy thai liên tiếp,…)… vấn đề tài chính khó khăn, bản thân hoặc gia đình có người dã từng mắc bệnh trầm cảm.

Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai

Bệnh trầm cảm khi mang thai ngoài việc mang đến những hậu quả không tốt cho thai phụ còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi như sẩy thai, đẻ non, đẻ con nhẹ cân, thai kém phát triển. Sau đẻ trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, cảm xúc, tự kỉ.

Đối với các thai phụ bị trầm cảm nếu không được chăm sóc đúng mức có thể có những hành vi tiêu cực như uống rượu, hút thuốc lá, nghiện ma túy, bỏ phá thai thậm chí tự vẫn.

Cần làm gì với chứng trầm cảm?

Điều trị trầm cảm trong thai kì cần có sự kết hợp của thầy thuốc chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần, các bác sĩ gia đình, thai phụ sẽ được tư ván về các nguy cơ ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe của mẹ và con, các biện pháp điều trị sẽ được áp dụng.

Đối với bệnh thể nhẹ điều trị chỉ cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lí, điều chỉnh hành vi, lối sống, luyện tập, thư giãn… Đối với bệnh thể nặng phải kết hợp biện pháp tâm lí và thuốc chống trầm cảm.

Dự phòng trầm cảm cho thai phụ thuộc về gia đinh, xã hội và quan trọng nhất là bản thân thai phụ. Thai phụ phải nhận được sự quan tâm đầy đủ về vật chất cũng như tinh thần của gia đình và xã hội. Thai phụ phải biết tự cân bằng trước những stress. Những tác động tiêu cực về tinh thần, đừng để lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, hãy luôn vui vẻ, yêu đời và tận hưởng thời gian đặc biệt ngọt ngào của 9 tháng thai kì.

BS. Phan Văn Qúy -  Bệnh viện Phụ sản Trung ương

1 nhận xét:

  1. Ôi cái bệnh này nguy hiểm thật đó.
    Mùa hè đến rồi ai quan tâm đến đố chơi trẻ em ngao kiem vo song ghé cửa hàng em nhé

    Trả lờiXóa