Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Bệnh dễ nhầm và khó phát hiện: Suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là một căn bệnh rất dễ nhầm với các bênh khác và khó phát hiện, bởi vậy nếu có những biểu hiện của bệnh suy nhược thần kinh, bệnh nhân nên đi khám và tư vấn tại các bệnh viện tâm thần. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi điều trị bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để hồi phục trạng thái bình thường, và tránh những hậu quả nghiêm trọng thậm trí dẫn đến mất khả năng lao động.

Phân loại các bệnh trong Suy nhược thần kinh:

Suy nhược thần kinh là tên gọi chung của các bệnh thuộc nhóm loạn thần kinh, bao gồm một số bệnh sau:

Stress: Khi bị stress nhẹ, kể cả nặng mà chúng ta vượt qua được, thì chúng ta đã được “trui rèn” trở nên cứng cáp, can đảm trong cuộc sống. Trường hợp này, stress có lợi. Khi stress nặng hoặc xảy ra nhiều lần mà chúng ta không vượt qua được thì rất dễ dẫn đến các phản ứng trầm cảm trong thời gian ngắn, phản ứng trầm cảm kéo dài hay vừa lo âu vừa trầm camr dẫn đến met moi.

Rối loạn lo âu: Có thể nói đây là bệnh gặp nhiều nhất trong nhóm bệnh suy nhược thần kinh. Bệnh nhân tự nhiên có cảm giác lo sợ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Với cuộc sống nhiều áp lược và công việc thực tế cho thất số người đi bác sĩ khám vì lo âu ngày một gia tăng. Tuy nhiên không phải ai trong số họ cũng biết để đi đúng chuyên khoa tâm thần.Vì một số bệnh nhân cho mình bị bệnh thần kinh nên thường khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh trước. Nên nhớ thần kinh và tâm thần là hai chuyên khoa hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, vì triệu chứng dễ thấy và thấy sớm nhất là hồi hộp đánh trống ngực (lo vô cớ) nên số lượng bệnh nhân đi khám bác sĩ… tim mạch cũng nhiều và đôi khi được chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim hoặc rối loạn chức năng thần kinh tim. Các roi loan lo au gồm nhiều loại khác nhau như: lo âu lan toả, cơn hoảng loạn, lo âu và trầm cảm hỗn hợp…


                                                                   Ảnh minh họa.
Trầm cảm: Là căn bệnh nguy hiểm mà hiện nay có một con số không nhỏ người già và trẻ em, thanh thiếu niên mắc phải. Điều trị trầm cảm là cả một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì cao của người bệnh.Biểu hiện bệnh bởi các triệu chứng: buồn chán, mất ngủ, bứt rứt hoặc rề rà, thiếu hụt năng lượng để làm việc,cảm thấy vô dụng, hay nghĩ tới cái chết… Triệu chứng có thể biểu hiện từng lúc khác nhau, hoặc sau một giai đoạn rối loạn tâm thần khác. Có người chỉ xuất hiện một cơn trầm cảm, mức độ có cả nặng và trung bình. Khi ở mức độ nặng, nhiều bệnh nhân có nguy cơ tự tử cao. Cơn trầm cảm nặng có tiêu chuẩn chẩn đoán rất rõ ràng và có cả nguy cơ tự tử.Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, mat ngu, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình. Nói cách khác là dẫn đến trầm cảm lo âu. Trạng thái trầm cảm không chữa trị, các triệu chứng sẽ nặng thêm, cảm giác vô dụng, tội lỗi và ý nghĩ chết chóc tăng lên, rất dễ dẫn đến tự tử.

Bệnh rối loạn thực thể hoá: Khi bị lo âu kéo dài, chữa không hết, xuất hiện các triệu chứng đau “không cụ thể” ở các cơ quan trong cơ thể, nhiều nhất là đau tim vùng trước ngực, đau dạ dày vùng thượng vị, thậm chí “đau giả như có bệnh thiệt”. Bác sĩ cho làm các xét nghiệm như: chụp X-quang, CT-Scanner, MRI, nội soi (kể cả nội soi hiện đại) cũng không phát hiện tổn thương đặc hiệu. Đây là bệnh “rối loạn thực thể hoá”, cũng là một bệnh thuộc lĩnh vực suy nhược thần kinh.
Suy nhược thần kinh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bản thân và gia đình. Nói cách khác là dẫn đến trầm cảm lo âu. Trạng thái trầm cảm không chữa trị, các triệu chứng sẽ nặng thêm, cảm giác vô dụng, tội lỗi và ý nghĩ chết chóc tăng lên, rất dễ dẫn đến tự tử. Các rối loạn ám ảnh khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.

 Phân biệt với suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh là hai tên gọi mà chúng ta thường được nghe nói tới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được hai tên gọi này.
Suy nhược cơ thể là cách gọi tương đối phổ biến trong dân chúng khi nói về tình trạng sức khoẻ bị suy giảm trong một thời gian dài, cơ thể yếu hơn trước, ăn không ngon, ngủ ít, không làm được nhiều việc, mau mệt, thần sắc kém, hết hăng hái…
Suy nhược thần kinh là tên gọi chung được chẩn đoán sau khi không đủ những triệu chứng chủ yếu để xác định các bệnh rối loạn thần kinh khác như: lo âu, ám ảnh sợ, xung động ám ảnh (cơn ám ảnh sợ quá mức), các phản ứng với tình trạng stress … Như vậy suy nhược thần kinh là một tên gọi chung cho các bệnh loạn thần kinh khi các bệnh này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán và có trong bảng phân loại bệnh tâm thần của tổ chức Sức khoẻ thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét