Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Thai kỳ và những yếu tố Stress trong thai kỳ

Mang thai là một quá trình kỳ diệu và nó diễn ra nhiều thay đổi với người phụ nữ. Các cung bậc cảm xúc của bạn thường diễn ra quá chậm hoặc quá nhanh, đặc biệt là mức độ nhạy cảm với các vấn đề trong cuộc sống tăng cao làm cho bạn dễ bị stress hơn bình thường, thậm chí có không ít người mẹ bị tram cam khi mang thai và sau sinh.

Để hạn chế những tác động không mong muốn do stress gây nên, bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về tình trạng stress trong giai đoạn mang thai nhằm trang bị thêm cho mình những kinh nghiệm trong hành trang chuẩn bị làm mẹ.


Thai kỳ và những yếu tố Stress trong thai kỳ

Stress là gì?

Stress là cách mà cơ thể bạn phản ứng lại một điều gì đó vượt ra khỏi giới hạn chịu đựng bình thường, có thể gây nguy hiểm, hoặc gây phiền nhiễu cho bạn. Bất cứ điều gì cũng có thể gây ra stress: quá vui, quá buồn, quá lo lắng, met moi

Mỗi người đáp ứng với tình trạng stress khác nhau: một tình huống gây stress kinh khủng cho bạn lại có thể chẳng gây stress đối với người khác và ngược lại. Mặt khác, giới hạn gây ra stress trên mỗi người rất khác nhau và sự đáp ứng đối với stress cũng rất khác. Tuy nhiên khi bạn mang thai, stress có vẻ hay xảy ra hơn do cơ thể bạn nhạy cảm hơn với mọi sự việc, hiện tượng xung quanh.

Nguyên nhân gây nên stress trong thai kỳ

- Các vấn đề về thể chất: Do sự thay đổi các chuyển hóa trong cơ thể người mẹ, trong thời kỳ mang thai cơ thể mẹ xảy ra sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hoóc-môn estrogen, progesteron, HCG, có sự gia tăng bài tiết một số hoóc-môn tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hoóc-môn buồng trứng, ốm đau, bệnh tật, thai nhi phát triển không bình thường…

- Những căng thẳng từ môi trường làm việc: công việc quá nhiều, môi trường làm việc không thuận lợi, nhiều áp lực, cường độ làm việc cao, công việc đòi hỏi quá nhiều thời gian và sức lực, áp lực về tài chính, quan hệ đồng nghiệp không tốt…

- Những căng thẳng trong gia đình: mâu thuẫn trong gia đình khi mang thai (vợ chồng, cha mẹ, anh chị em…) về các vấn đề như tranh chấp, bất hòa, xích mích… hoặc những biến cố lớn như chuyển nhà, xây nhà, có người thân mất…

- Môi trường bên ngoài: môi trường ô nhiễm, bụi và tiếng ồn, thiên tai, thời tiết…

- Yếu tố tâm lý không thuận lợi: mang thai ngoài ý muốn, mẹ đơn thân, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ… từ gia đình và bạn bè, áp lực sinh con trai, con gái, đã từng sẩy thai, vô sinh trước đó…

- Suy nghĩ của bản thân bạn: bạn suy nghĩ, lo âu quá mức hoặc suy diễn đến tận cùng của vấn đề đã hoặc sẽ xảy ra, thường đó là những suy nghĩ tiêu cực, làm bạn luôn ở trạng thái căng thẳng…

Làm gì để giảm stress trong thai kỳ?  

Mặc dù stress có thể xảy ra ở bất kỳ chỗ nào nhưng bạn nên biết và học cách để vượt qua nó nhé. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn:

- Cân đối và giải quyết công việc một cách khoa học: liệt kê công việc cần làm và xử lý từng việc theo thứ tự ưu tiên, hạn chế hoặc không mang việc về nhà. Nếu thấy quá tải, bạn hãy nhờ đồng nghiệp hoặc trình bày với người quản lý để được hỗ trợ. Việc sắp xếp, thu dọn bàn làm việc thật gọn gàng cũng giúp bạn thấy đỡ áp lực công việc hơn. Ở nhà, bạn nên nhờ chồng hoặc người thân chia sẻ công việc để bạn có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Cố gắng hoạt động thể chất: Khi mang bầu, bạn sẽ thấy mình rất “đồ sộ”, hạn chế trong di chuyển..., nhưng bạn hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng, tập yoga, hoặc đi bộ một chút quanh nơi làm việc… Hãy tham gia những lớp tập thể dục dành cho thai phụ, ở đó có những bài tập giúp bạn khỏe mạnh, thư giãn và hiệu quả lâu dài là giúp cho việc sinh nở được dễ dàng hơn đồng thời sẽ giúp bạn giảm stress hiệu quả.

- Thực hiện những công việc hứng thú trước đây: Những thói quen, sở thích của bạn là cách vượt qua căng thẳng rất tốt (hát một bài, nghe nhạc, đọc sách …) luôn là sự lựa chọn tốt. Cảm xúc mà những điều hứng thú hay sở thích mà bạn làm sẽ đánh tan những lo lắng, căng thẳng mà bạn vừa trải qua.

- Cố gắng thư giãn và mỉm cười (kể cả khi bạn không muốn cười). Khi cười, não bộ sẽ tăng tiết một số chất có tác dụng giảm đau và điều hòa tâm trạng. Bên cạnh đó, nụ cười giúp làm khống chế adrenalin - một chất hóa học làm cho thần kinh và cảm xúc của bạn căng thẳng. Việc vận động các nhóm cơ mặt khi cười còn giúp làm bạn trẻ trung và tránh lão hóa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, nụ cười còn làm tăng cường việc trao đổi oxy giữa bạn và thai nhi, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển.


- Chia sẻ với mọi người cảm xúc của bạn: Hãy tâm sự, kể ra những suy nghĩ, cảm giác của bạn với chồng, bạn bè, người thân trong gia đình… để họ giúp bạn giải tỏa stress.      

- Sống điều độ: là cách giúp cơ thể khỏe mạnh, hãy ngủ sớm, đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý tránh mat ngu. Stress dường như khiến mẹ cạn kiệt vitamin nhóm B, hãy bổ sung chúng từ những loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, rau củ…

- Cần tập luyện những thói quen tốt cho sức khỏe: không hút thuốc, không uống rượi bia, không dùng thuốc cai nghiện, chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể...

- Đi chùa, lễ nhà thời (hoặc một tôn giáo khác mà bạn theo), đi du ngoạn ở những nơi có không khí trong lành. Việc tác động tích cực từ những yếu tố tâm linh/cảnh đẹp làm bạn quên đi những căng thẳng, tạo lòng tin giúp bạn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

- Tránh xa những tình huống hoặc những người có thể khiến bạn bị stress. Không nên có những kế hoạch lớn như chuyển nhà, xây nhà... trong thời gian mang thai. Hãy cố gắng thư giãn và có cách nghĩ lạc quan, tạo và duy trì một số sở thích như xem phim, nghe nhạc, đọc sách, đi mua sắm...

- Tới bệnh viện, hoặc những trung tâm tư vấn về sức khỏe nếu như những cách trên chưa làm cho bạn thoát khỏi sự căng thẳng. Sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sỹ sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua stress để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khi bạn biết cách vượt qua stress trong thai kỳ là bạn đã tạo tiền đề để sinh ra những em bé khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần rồi đấy. Chúc bạn luôn là bà bầu lạc quan và rạng rỡ trong suốt thai kỳ!

(Theo nhật ký bé)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét