Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Bệnh Trầm cảm ở người già

Theo khảo sát tại các bệnh viên và hiệu thuốc cho thấy số lượng người già mắc tram cam chiếm đến 13- 20% các bệnh của hội chứng tâm thần. Đây là con số không hè nhỏ và rất đáng lưu ý.


Bệnh Trầm cảm ở người già

Trầm cảm rất gây nhiều hậu quả nghiêm trong nếu không được điều trị kịp thời và người mắc trầm cảm cần được người thân và xã hội quan tâm, giúp đỡ mới có thể vượt qua bệnh tật.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người già nhưng chủ yếu là do sốc tâm lý, mất người thân, hụt hẫng khi về hưu,thay đổi môi trường sống đến nơi xa lạ, bệnh tật, con cháu không quan tâm, chăm sóc...

Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở người già rất đa dạng và không đặc trưng nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Biểu hiện bên ngoài: không vui vẻ, met moi, có nhiều uẩn khúc trong lòng, sợ tất cả và cũng có thể hay gây gổ. Thêm vào đó người họ thường cảm thấy rất bồn chồn, chán ăn, suy nhược cơ thể, hay quên, mat ngu và có khi trở thành lú lẫn. Nguy hiểm nhất là có thể xuất hiện mê sảng, có ý nghĩ phạm lỗi (thống kê ở Pháp cho thấy khuynh hướng muốn tự tử tăng lên 15 lần sau 65 tuổi, 1/3 trường hợp tự tử xảy ra ở người trên 60 tuổi).

Phòng và điều trị chứng bệnh trầm cảm

Để phòng bệnh trầm cảm ở người già thì nên động viên các cụ về sống với con cháu để con cháu có thời gian chăm sóc, quan tâm. Tao môi trường sống thoải mái, vui vẻ, đặc biệt có thể động viên các cụ già tham gia các hoạt động đoàn thể trong phường, xã, các câu lạc bộ dành cho người già, đi chơi, tham quan hay gặp gõ bạn bè...Nhiều cụ về hưu vẫn tạo hoàn cảnh tiếp tục hoạt động nghề nghiệp của mình (dạy học, làm công tác y tế, biên soạn sách vở, tài liệu v.v...). Có cụ còn sức khỏe và kinh nghiệm sản xuất, còn tạo được cơ ngơi cải thiện đời sống cả gia đình và thân thuộc.


Người già cần được con cháu chăm sóc, quan tâm

Nhiều nước tổ chức thuận lợi cho cụ già học thêm để bổ sung kiến thức, tăng khả năng giúp đỡ con cháu. Các câu lạc bộ ngoài trời tạo điều kiện cho người già sống vui vẻ, chan hòa với bạn bè và rèn luyện sức khỏe v.v...

Đối với các cụ vẫn bị trầm cảm, thì nên điều trị ở bệnh viện hay ngoại trú? Theo y giới, tất cả phụ thuộc vào chứng bệnh nặng hay nhẹ, thể trạng nói chung, có bệnh kết hợp, bị chống chỉ định một số thuốc. Nói chung, nên giới hạn nằm viện vì môi trường gia đình, bạn bè có tác dụng hỗ trợ trong điều trị.

Về thuốc chữa bệnh trầm cảm, có nhiều loại:

1. Nếu cụ già ở trạng thái kích động nhẹ trong hưng cảm giản đơn, có thể dùng thuốc uống carbonat lithi.

2. Nếu ở trạng thái hỗn hợp trầm cảm kích động, có thể dùng thuốc tiêm bắp Haloperidol hay thuốc uống Tegretol.

3. Nếu ở trạng thái trầm cảm nặng có nguy cơ tự sát cần đến bệnh viện chuyên khoa để làm xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chuyên biệt. Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định làm sốc điện hoặc chọn loại thuốc thích hợp cho tình trạng bệnh tật và thể trạng. Ví dụ:

- Nếu trạng thái ức chế chiếm ưu thế thì dùng thuốc chống trầm cảm hoạt hóa như: Anaframil, Melipramin.

- Nếu lo âu căng thẳng, mất ngủ nhiều thì dùng thuốc chống trầm cảm êm dịu hơn như Amitriptylin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét