Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Cần làm những gì trước khi mang thai?

Mang thai là một quá trình vô cùng hạnh phúc nhưng cũng không kém phần gian nan, met moi. Bởi vậy trước khi quyết định mang thai, hành trang bạn cần có không chỉ là tâm lý ổn định, sẵn sàng mà còn cả sức khỏe và thể lực thật tốt. Dưới đây là một số việc bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai nhé:


Cần làm những gì trước khi mang thai?

Đến bác sĩ

Trước khi quyết định mang thai, việc bạn nên làm là đến gặp bác sĩ để được tư vấn và làm một số xét nghiệm để chắc chắn rằng bạn không gặp vấn đề gì về sức khỏe: mat ngu, trầm cảm, nhiễm phụ khoa, viêm gan B...Tại đây các bác sĩ cũng có thể kiểm tra khả năng miễn dịch của bạn với các bệnh nhiễm trùng: sởi và thủy đậu (trái rạ). Nếu khả năng miễn dịch của bạn không có, bạn sẽ được chích ngừa (bạn cần phải chờ ít nhất 4 tuần sau khi tiêm phòng thủy đậu hoặc rubella trước khi cố gắng thụ thai). Bác sĩ cũng có thể khuyên nên làm xét nghiệm Pap nếu bạn chưa thực hiện trong thời gian gần đây. Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và xét nghiệm máu để xác định nhóm máu... cũng được đề nghị thực hiện.

Nếu bạn (hoặc đối tác) có tiền sử gia đình về bệnh di truyền rất có thể ảnh hưởng sẽ đến con cháu tương lai. Đây là thời điểm thích hợp để thảo luận về những việc này với bác sĩ bởi họ có thể giới thiệu bạn với một cố vấn di truyền.

Bổ sung folate

Folate rất quan trọng cho sự phát triển ống thần kinh ở em bé. Ống thần kinh được hình thành và hoàn thiện trong 4-6 tuần đầu tiên của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ không phát hiện họ mang thai cho đến khi thai kỳ được ít nhất sáu tuần. Vì vậy, điều quan trọng là không nên chờ đợi cho đến khi phát hiện có em bé mà ngay khi có ý định thụ thại, hãy tăng cường bổ sung folate.


Bổ sung folate trước và trong thời kỳ mang thai

Theo Bodyandsoul, uống bổ sung axit folic có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống ở em bé. Ngoài ra, axit folic cũng có mặt trong rất nhiều các loại thực phẩm, như: măng tây, rau bina, bông cải xanh, cam, chuối, dâu tây, các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt và các chiết xuất từ nấm men.

Đảm bảo đủ i-ốt 

Bổ sung i-ốt cũng rất quan trọng đối với những phụ nữ sắp mang thai bởi tuyến giáp cần i-ốt để nạp vào hormone tuyến giáp - điều kiện cần thiết cho sự phát triển bộ não của em bé và hệ thần kinh trước và sau khi sinh.

Nếu lượng i-ốt không đủ trước khi thụ thai và cả trong khi mang thai, bộ não và hệ thần kinh của trẻ khó có khả năng phát triển tối ưu. Bất cứ điều gì làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não và hệ thần kinh đều có thể dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng là chỉ số IQ và năng lực tinh thần giảm sút đáng kể.

Các nguồn thực phẩm cung cấp i-ốt bao gồm: bánh mì, sữa và hải sản. Nếu i-ốt không được hấp thụ hiệu quả thông qua chế độ ăn uống, cần uống bổ sung i-ốt mỗi ngày. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp trước khi có ý định thụ thai.

Ngưng hút thuốc lá

Nói không với thuốc lá khi chuẩn bị mang thai

Theo các chuyên gia bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai, nguy cơ đẻ non, thiếu cân cùng dị tật hở hàm ếch cũng như tránh được nguy cơ phổi và hệ thống miễn dịch suy yếu. Việc bỏ thuốc lá hoặc ít nhất là cắt giảm càng sớm càng có lợi cho đứa con bạn sắp mang trong bụng.

Tránh rượu

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh uống rượu quá mức trong thai kỳ có thể gây ra FAS (hội chứng rượu trong bào thai), với hệ lụy trẻ sinh ra thiếu cân với các dị tật đặc trưng trên khuôn mặt cũng như tăng nguy cơ bệnh tim, gặp vấn đề ngôn ngữ, thiếu khả năng chú ý, mắc tram cam, trí nhớ kém hay hiếu động thái quá. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ tránh uống rượu nếu đang có hoặc có thể có thai.

Hạn chế cà phê

Một lượng nhỏ caffeine (như một tách cà phê mỗi ngày) không có khả năng gây hại, nhưng uống quá nhiều có thể làm chậm quá trình thụ thai và có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét