Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Thuốc ngủ và những nguy hiểm rình rập

Một giấc ngủ sâu khiến tinh thần thoải mái và giúp bạn căng tràn năng lượng cho ngày làm việc mới đầy hiệu quả. Nhueng hiện nay có không ít người phải đối mặt với căn bệnh mat ngu và điều đáng nói ở đây là biej pháp họ nghĩ đến đầu tiên để cải thiện giấc ngủ đó là dùng thuốc an thần hay thuốc ngủ, nhưng không phải ai cũng biết sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả. Việc lạm dụng thuốc ngủ và dùng thuốc ngủ không phù hợp, không thec chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây nhiều nguy hiểm khó lường.


Lạm dụng thuốc ngủ gây nhiều nguy hiểm cho bản thân


1. Nguy cơ từ việc lạm dụng thuốc ngủ

Giấc ngủ ổn định giúp não nghỉ ngơi, mau hồi phục, tỉnh táo tinh thần tăng năng suất lao động và chất lượng cuộc sống, riêng trẻ sơ sinh, giấc ngủ giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn. Vì thế, người thiếu ngủ, trí nhớ bị giảm sút, nhức đầu, u tai, tính tình cáu gắt, tim đập nhanh, tụt huyết áp, tiểu đường, suy tim, trẻ chậm phát triển trí não. Thuốc an thần gây ngủ (còn gọi là thuốc ngủ) là thuốc có tác dụng an thần giải lo khi dùng liều thấp và gây ngủ nếu dùng liều cao hơn. Tuy nhiên, cần chọn loại thuốc thích hợp với từng đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ, người bị trầm cảm, mất ngủ… Cần dùng liều thấp nhất, giảm liều dần dần trước khi ngưng thuốc.

Việc lạm dụng thuốc ngủ càng kéo dài, gây nhiều khó khăn trong điều trị, bởi thuốc ngủ có chức năng như một chất gây nghiện. Một khi đã “nghiện” thuốc (phụ thuộc vào thuốc), bệnh nhân rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, met moi rã rời, không thể tập trung. Lạm dụng thuốc ngủ còn gây ra hậu quả là khiến người dùng luôn có cảm giác buồn ngủ, tinh thần khó tập trung, tốc độ phản ứng chậm chạp, giảm hiệu suất khả năng phán đoán. Điều này đặc biệt với những người làm công việc cần đến sự tập trung cao độ.

Ngoài ra, thuốc an thần có thể gây ức chế hô hấp. Vậy nên, những người bị bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, trước khi sử dụng thuốc ngủ nhất định phải nói rõ cho bác sĩ về tình trạng cơ thể, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện tăng liều lượng.


Thuốc ngủ và những nguy hiểm rình rập 

Bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, có thể do rối loạn tâm lý tiêu biểu là trầm cảm, stress hay do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc… Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải tìm ra nguyên nhân mất ngủ để loại bỏ, điều trị đúng bệnh lý, không nên lạm dụng thuốc ngủ. Bác sĩ Huệ cho rằng, thuốc ngủ chỉ có tác dụng tạm thời chứ không chữa được bệnh mất ngủ. Trên thị trường có nhiều loạn thuốc ngủ nhưng không có một loại thuốc an thần nào cũng đều tốt cho tất cả các bệnh nhân mất ngủ, không phải ai mất ngủ cũng phải uống thuốc ngủ mới ngủ ngon. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân mất ngủ rất quan trọng trong điều trị chứng mất ngủ. Có nhiều loại dược liệu truyền thống như hoạt chất củ bình vôi, tâm sen cũng có tác dụng gây ngủ tốt mà không độc hại. Khi gặp phải triệu chứng mất ngủ tốt hơn hết nên tận dụng hiệu quả dược liệu truyền thống này.

Bác sĩ Huệ khuyên, khi bị bệnh mất ngủ tuyệt đối không nên để tivi, máy tính và máy nghe nhạc trong phòng ngủ; tránh dùng những thực phẩm gây nặng bụng, khó tiêu những chất kích thích như: chè, cà phê, rượu… Bữa tối nên được ăn trước khi lên giường ngủ ít nhất 1 tiếng rưỡi.

2. Nguy hiểm "rình rập" từ thuốc ngủ

a. Mất kiểm soát ăn uống

Không gì phá hoại kế hoạch ăn kiêng và phom dáng của chúng ta nhanh bằng việc mất kiểm soát trong ăn uống, đặc biệt là thói quen ăn khuya. Trong một cuộc khảo sát gần đây, người ta thấy rằng thuốc ngủ có thành phần Zolpidem tác động đến người sử dụng và khiến họ bắt đầu việc ăn khuya một cách vô ý thức.

Một số người sử dụng thuốc ngủ đã cho biết, họ thức dậy lúc nửa đêm và có cảm giác thèm ăn, sau đó họ không rõ lắm về lượng thức ăn mà họ đã dùng vì tất cả diễn ra khá mơ hồ trong lúc họ vẫn say ngủ. Như vậy, những viên thuốc này không chỉ giúp bạn ngủ say mà còn có nguy cơ khiến bạn tăng thêm vài cân do thói quen ăn uống thiếu khoa học.

b. Lái xe như người say

Chúng ta vẫn nghe nói về nhiều tài xế lái xe bị phạt vì sử dụng rượu bia và ngồi sau tay lái. Nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt của lượng người dùng thuốc ngủ, các cảnh sát tại Mỹ đã được yêu cầu phải chú ý tới những đối tượng có tiền sử dùng thuốc ngủ thường xuyên.


Bởi nhiều người cho biết, sau khi dùng thuốc ngủ một thời gian nhất định, họ thậm chí rơi vào trạng thái lơ đãng và gần như ngủ gục trong quá trình lái xe. Những người này cũng khẳng định rằng thời điểm uống thuốc và lái xe của họ cách nhau khá xa.

c. Nhìn thấy ảo ảnh

Một vấn đề đau đầu mà những ai dùng thuốc ngủ có thể gặp phải chính là ảo ảnh. Trong số nhửng người dùng được khảo sát, nhiều người đã cho biết về vấn đề nhìn thấy ảo ảnh, và những ảo ảnh này tự biến mất không quay lại khi họ ngừng việc dùng thuốc. Một người phụ nữ kể rằng mẹ cô sau khi dùng thuốc ngủ một thời gian đã có triệu chứng nhầm lẫn kết hợp với ảo ảnh, bà thi thoảng lại nói chuyện với những bức tượng và khăng khăng rằng đó là người hàng xóm của mình. Rất may, sau khi chấm dứt liệu pháp dùng thuốc ngủ, mẹ cô đã quay lại trạng thái tinh thần bình thường.

3. Việc sử dụng thuốc ngủ lâu dài sẽ gây ra ba tác hại

Kết quả nghiên cứu mới nhất của tiến sỹ Bili.Weier thuộc Đại học Laval, tỉnh Quebec, Canada cho thấy sử dụng lâu dài thuốc ngủ có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong.

Tiến sỹ Weier đã tiến hành phân tích số liệu sức khỏe của hơn 10.000 đối tượng liên tục trong 12 năm. Kết quả cho thấy sau khi đã loại trừ khác nhân tố khác, những người sử dụng lâu dài thuốc ngủ có nguy cơ tử vong tăng 36% so với những người bình thường. Việc sử dụng thuốc ngủ lâu dài sẽ gây ra ba tác hại. Thứ nhất, làm cho người bệnh sản sinh sự ỷ lại, thể hiện ở chỗ lúc đầu chỉ sử dụng liều lượng nhỏ là có thể phát huy tác dụng, tuy nhiên sau khi phát sinh tính nhờn thuốc lại cần phải sử dụng liều lượng cao hơn.

Thứ hai, sử dụng thuốc ngủ rất dễ gây ra hậu quả như sự trấn tĩnh quá mức. Thứ ba, khi thuốc vẫn còn hiệu quả, người sử dụng sẽ có cảm giác buồn ngủ, tinh thần khó tập trung, tốc độ phản ứng chậm chạp, giảm hiệu suất khả năng phán đoán.
Ngoài ra, thuốc an thần có thể gây ức chế hô hấp, do đó những người bị bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, trước khi sử dụng thuốc ngủ nhất định phải nói rõ cho bác sỹ về tình trạng cơ thể, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện tăng liều lượng.

4. Uống thuốc ngủ dễ... chết sớm

Những người uống thuốc ngủ dù chỉ với một lượng nhỏ, tuổi thọ của họ có nguy cơ giảm đi 4 lần so với người bình thường. Báo cáo này vừa được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Y học Anh.
Nghiên cứu xem xét hồ sơ bệnh án điện tử của gần 35.000 bệnh nhân, có gần một nửa trong số này dùng các loại thuốc ngủ được cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho phép như: Ambien, Restoril, Lunesta, and Sonata.
Qua so sánh, các nhà khoa học nhận thấy rằng ngay cả những người sử dụng ít hơn 18 viên thuốc ngủ mỗi năm cũng có nguy cơ mắc các bệnh nan y nhiều hơn người không sử dụng. Thậm chí những loại thuốc ngủ nằm trong danh mục cho phép cũng được dự đoán tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Theo thống kê năm 2010 tại Mỹ có từ 50 đến 70 triệu người bị chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ, và từ 6 đến 10% dân nước này phải dùng đến thuốc an thần. Nếu không được điều trị, chứng mất ngủ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nan y như béo phì, tiểu đường, tim mạch và đột quỵ. Vì những nguy cơ bệnh tật trên mà bác sĩ đã yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc ngủ, bất chấp những khuyến cáo về tác dụng phụ của loại thuốc này.
Cũng khuôn khổ nghiên cứu ghi nhận, bệnh nhân uống thuốc ngủ cũng mắc nhiều bệnh nguy hiểm hơn so với những bệnh do chứng mất ngủ gây ra.
Mặc dù vậy các chuyên gia khuyên không nên tẩy chay hoàn toàn thuốc ngủ. Nó hữu ích cho những người phải thay đổi lịch làm việc thất thường hoặc đi du lịch đến những vùng khác múi giờ mà không ngủ được. "Tôi nghĩ uống thuốc ngủ cần thiết trong những trường hợp căng thẳng ngắn hạn", Phó giáo sư Richard Colgan, làm việc tại khoa Y trường đại học Maryland ở Baltimore nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét